Chồng hưởng chế độ thai sản như thế nào khi vợ sinh con? Tiền trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng được pháp luật quy định như thế nào?
- Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng được tính như thế nào?
- Tiền trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản của chồng theo quy định pháp luật
Khi vợ sinh con, chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng (lao động nam) sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, để được hưởng trợ cấp 1 lần trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội) thì người cha còn phải đáp ứng thêm điều kiện: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng được tính như thế nào?
Tiền chế độ thai sản của nam: Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của chồng được tính theo công thức:
Mức hưởng = Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ
Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.
Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam là 6.000.000 đồng/tháng. Lao động này có vợ sinh con phải phẫu thuật nên theo quy định sẽ được nghỉ 07 ngày làm việc.
Số tiền thai sản mà lao động này nhận được là 6.000.000 : 24 x 7 = 1.750.000 đồng.
Chế độ thai sản
Tiền trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
Cũng theo Luật này, cụ thể Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Từ ngày 01/07/2019 đến nay: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp 1 lần bằng 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm:
- Bản sao giấy chứng sinh;
- Hoặc bản sao giấy khai sinh;
- Hoặc trích lục khai sinh.
Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì cần có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của chồng theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thủ tục làm chế độ thai sản cho chồng như sau:
Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Bước 2. Người sử dụng tổng hợp hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Do đó, trong vòng 55 ngày kể từ ngày lao động nam đi làm trở lại thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá thời hạn trên sẽ không được giải quyết.
Bước 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm giải quyết và chi trả chế độ trong thời hạn:
- Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.
- Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về chế độ thai sản Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?