Chồng đánh vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không? Chủ tịch UBND tỉnh có quyền xử phạt không?
- Chồng đánh vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?
- Chủ tịch UBND tỉnh có quyền xử phạt hành chính đối với người chồng dùng công cụ gây thương tích cho người vợ không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi dùng công cụ gây thương tích cho thành viên gia đình là bao nhiêu năm?
Chồng đánh vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Căn cứ trên quy định người có hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, người chồng dùng công cụ gây thương tích cho người vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra bị xử phạt tiền thì người chồng còn buộc xin lỗi công khai khi người vợ có yêu cầu. Đồng thời buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi dùng công cụ gây thương tích cho người vợ.
Chồng đánh vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND tỉnh có quyền xử phạt hành chính đối với người chồng dùng công cụ gây thương tích cho người vợ không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người chồng dùng công cụ gây thương tích cho người vợ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi dùng công cụ gây thương tích cho thành viên gia đình là bao nhiêu năm?
Theo Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi người chồng dùng công cụ gây thương tích cho người vợ là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?