Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?

Vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi, chồng có được yêu cầu ly hôn không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không? Tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định pháp luật?

Vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi, chồng có được yêu cầu ly hôn không?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
...

Theo đó, tương tự như kết hôn thì ly hôn là quyền của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân.

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP mới được Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành có hướng dẫn về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình
1. “Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
2. “Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;
b) Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;
c) Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.
3. Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
5. Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
...

Theo đó, người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi dù đó là con nuôi.

Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không?

Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? (Hình từ Internet)

Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?

Căn cứ tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Đồng thời, theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Cùng với đó, căn cứ tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
...

Thêm vào đó, căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
...

Như vậy, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, con nuôi sẽ được nhận di sản thừa kế theo 03 trường hợp đó là:

- Nhận di sản thừa kế theo di chúc.

- Trường hợp con nuôi không có tên trong di chúc hơp pháp nhưng đáp ứng đủ điện tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì vẫn có quyền nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

- Trường hợp người chết không để lại di chúc thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Căn cứ Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định tổ chức, cá nhân sau có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:

[1] Cha mẹ nuôi

[2] Con nuôi đã thành niên

[3] Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi

[4] Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ sau:

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Yêu cầu ly hôn
Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là bao lâu?
Pháp luật
Mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con ép con nuôi ra đường xin ăn kiếm tiền thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không? Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Pháp luật
Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?
Pháp luật
Có phải chỉ vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn? Chỉ có vợ hoặc chồng mới được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đúng không?
Pháp luật
Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
Pháp luật
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ có vi phạm pháp luật không? Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử phạt không?
Pháp luật
Vợ ngoại tình mang thai thì chồng được yêu cầu ly hôn khi nào? Con của vợ ngoại tình mang thai có phải là con chung không?
Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của người dân tộc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Yêu cầu ly hôn
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
701 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Yêu cầu ly hôn Nuôi con nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Yêu cầu ly hôn Xem toàn bộ văn bản về Nuôi con nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào