Chồng có được đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp thuế TNCN khi vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ không?
- Vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thì chồng có được đăng ký giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế TNCN không?
- Được giảm trừ bao nhiêu nếu vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh cho chồng khi nộp thuế TNCN?
- Hồ sơ để chứng minh người phụ thuộc đối với vợ chồng bao gồm những gì?
Vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thì chồng có được đăng ký giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế TNCN không?
Căn cứ theo quy định về người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
d) Người phụ thuộc bao gồm:
...
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
...
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
...
Theo quy định nêu trên, vợ của người đóng thuế thuộc đối tượng người phụ thuộc khi nộp thuế TNCN.
Như vậy, chồng có thể đăng ký vợ là người phụ thuộc khi nộp thuế TNCN khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể:
(1) Đối với trường hợp người vợ còn trong độ tuổi lao động thì phải đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
(2) Trường hợp vợ là người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Chồng có được đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp thuế TNCN khi vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ không? (Hình từ Internet)
Được giảm trừ bao nhiêu nếu vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh cho chồng khi nộp thuế TNCN?
Căn cứ theo quy định về mức giảm trừ gia cảnh tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ nếu vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh cho chồng khi nộp thuế TNCN là 4,4 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: Mức giảm trừ chỉ áp dụng đối với người nộp thuế TNCN có thu nhập tính thuế từ 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
Hồ sơ để chứng minh người phụ thuộc đối với vợ chồng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
g.2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
...
Như vậy, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với vợ chồng bao gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp chứng minh được mối quan hệ vợ chồng hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
- Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động (bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động,...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?