Chồng bị nhiễm HIV thì có cần thông báo với vợ của mình không? Nếu người chồng cố tình lây truyền HIV cho vợ và một người nữa thì xử lý như thế nào?

Ở xóm tôi có trường hợp người chồng bị nhiễm HIV nhưng không thông báo tình trạng của mình với vợ mà vẫn cố tình chung sống bình thường. Đến khi người vợ phát hiện ra và đi xét nghiệm thì cũng phát hiện bản thân nhiễm HIV. Ngoài ra, người chồng này còn có bồ nhí bên ngoài, anh ta cũng cố tình lây nhiễm HIV cho người đó. Vậy hành vi này của người chồng có vi phạm pháp luật hay không, cần xử lý như thế nào?

HIV là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006) quy định cụ thể về HIV như sau:

“1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.”

Có cần thông báo việc bị nhiễm HIV cho người khác không?

Điểm b khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 quy định như sau:

“Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình”

Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải thông báo việc bị nhiễm HIV cho người khác mà pháp luật chỉ quy định về trường hợp người nhiễm HIV phải thông báo cho vợ, chồng, người dự định kết hôn hoặc người chung sống như vợ chồng với mình biết. Theo đó, người chồng trong câu chuyện của bạn có nghĩa vụ phải thông báo cho vợ của mình biết việc anh ta bị nhiễm HIV.

Cố tình lây nhiễm HIV cho người khác có vi phạm pháp luật không?

Khoản 1 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 quy định rõ: pháp luật nghiêm cấm việc cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

Do đó, việc người chồng cố ý lây truyền HIV cho vợ mình và cho cả người tình bên ngoài của anh ta là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử lý thế nào với tội lây truyền HIV cho người khác?

Lây truyền HIV cho người khác

Lây truyền HIV cho người khác

Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Trường hợp này, người chồng biết mình nhiễm HIV mà vẫn cố ý lây truyền HIV cho người khác (cụ thể là vợ và người tình của mình). Bên cạnh đó, hai người bị lây nhiễm cũng không hề biết trước về tình trạng của người đàn ông và cũng không hề tự nguyện quan hệ tình dục với anh ta. Do đó, khung hình phạt dành cho người đàn ông là từ 01 đến 03 năm.

Ngoài ra, trường hợp này còn rơi vào tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 khi phạm tội đối với 02 người trở lên. Do vậy, khung hình phạt lúc này sẽ rơi vào khoảng từ 03 đến 07 năm.

Pháp luật có quy định gì về việc điều trị cho người nhiễm HIV?

Trách nhiệm điều trị cho người nhiễm HIV được quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV
1. Cơ sở y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV; trường hợp điều trị bằng thuốc kháng HIV thì cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.
2. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV và giải thích cho họ hiểu về HIV/AIDS để tự giữ gìn sức khỏe và phòng lây nhiễm HIV cho người khác.
3. Người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng HIV.”

Ngoài ra, người nhiễm HIV cũng nhận được sự chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006. Theo đó, khoản 3, 4 và 5 Điều 41 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006, hướng dẫn bởi Nghị định 108/2007/NĐ-CP cũng quy định:

“3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
5. Chính phủ quy định chế độ chăm sóc người nhiễm HIV quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Đối với việc tiếp cận thuốc kháng HIV, Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006, sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 và được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 39. Tiếp cận thuốc kháng HIV
1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV cho các đối tượng sau đây:
a) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
b) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;
c) Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tham gia cứu nạn;
d) Phụ nữ và trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
đ) Trẻ em dưới 06 tuổi nhiễm HIV;
e) Người nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác
3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;
b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d) Những người khác nhiễm HIV.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV.
5. Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng các biện pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu về thuốc kháng HIV trong trường hợp khẩn cấp.”

Như vậy, người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải thông báo tình trạng bệnh của mình cho vợ hoặc chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình. Trường hợp người đó biết mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ rơi vào Tội lây truyền HIV cho người khác, tùy vào yếu tố cụ thể mà khung hình phạt có thể từ 01 đến 03 năm hoặc từ 03 đến 07 năm. Ngoài ra, người nhiễm HIV cũng sẽ được điều trị, chăm sóc và tiếp cận với thuốc kháng HIV theo các quy định nêu trên.


HIV/AIDS
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà thầu vi phạm quy định trong lĩnh vực khảo sát xây dựng để sập cầu qua sông thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
Pháp luật
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
HIV/AIDS là gì? Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là nguyên tắc phòng, chống bệnh HIV/AIDS?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
7,821 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào