Cho vay theo hạn mức là gì? Một số lưu ý khi lập thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức?
- Cho vay theo hạn mức là gì? Sau bao lâu thì tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay theo hạn mức?
- Một số lưu ý khi lập thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức?
- Trường hợp áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì thời hạn cho vay được xác định như thế nào?
Cho vay theo hạn mức là gì? Sau bao lâu thì tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay theo hạn mức?
Phương thức cho vay được quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi điểm b và điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN như sau:
Phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:
...
4. Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng hạn mức cho vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này.
5. Cho vay theo hạn mức dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận (ngoài phạm vi hạn mức cho vay đã thỏa thuận). Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
...
Theo đó, cho vay theo hạn mức là việc tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng hạn mức cho vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này.
Cho vay theo hạn mức là gì? Một số lưu ý khi lập thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức? (Hình từ Internet)
Một số lưu ý khi lập thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức?
Theo Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Thỏa thuận cho vay
1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
đ) Phương thức cho vay;
e) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
g) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
h) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
i) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
...
Theo đó, khi lập thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cần lưu ý một số điểm sau:
- Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản;
- Thỏa thuận phải đề cập về số tiền cho vay; hạn mức cho vay;
- Thỏa thuận phải đề cập về thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức.
Ngoài ra, thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức phải có tối thiểu các nội dung được đề cập tại quy định trên.
Trường hợp áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì thời hạn cho vay được xác định như thế nào?
Thời hạn cho vay được quy định tại Điều 28 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
2. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay, kể cả đối với khoản vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?