Cho vay nhưng bên cho vay không đưa tài sản thì hợp đồng cho vay có hiệu lực pháp luật hay không?
Trong hợp đồng cho vay các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản vay thế nào?
Tại Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Như vậy trong hợp đồng cho vay các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay.
Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Cho vay nhưng bên cho vay không đưa tài sản thì hợp đồng cho vay có hiệu lực pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Cho vay nhưng bên cho vay không đưa tài sản thì hợp đồng cho vay có hiệu lực không?
Căn cứ tại Điều 463, 465, 401, và Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
...
Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
…
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
…
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
…
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
...
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
…
Căn cứ quy định trên, mục đích của hợp đồng vay tài sản là cho vay tài sản và bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên giao kết. Do đó đối với trường hợp này thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Khi bên cho vay không giao tài sản cho bên vay thì bên cho vay đã vi phạm nghiêm trong nghĩa vụ hợp đồng khiến bên vay không đạt được mục đích giao kết hợp đồng nên bên vay được quyền hủy bỏ hợp đồng mà không cần phải bồi thường.
Theo đó hợp đồng sẽ chấm dứt và nếu có quy định về bồi thường thì bên cho vay phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên vay.
Quy định về lãi suất cho vay theo pháp luật dân sự được áp dụng đối với loại hợp đồng cho vay nào?
Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có nêu như sau:
Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng
...
2. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.
Theo đó mọi loại hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017 thì được áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?