Cho kết quả giám định thương mại sai có bị xem là vi phạm pháp luật về về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại không?
- Cho kết quả giám định thương mại sai có bị xem là vi phạm pháp luật về về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại không?
- Công ty kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cung cấp kết quả giám định sai thì giải quyết thế nào?
- Các hành vi vi phạm về giám định thương mại bị xử lý vi phạm hành chính thế nào?
Cho kết quả giám định thương mại sai có bị xem là vi phạm pháp luật về về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại không?
Tại Điều 19 Nghị định 20/2006/NĐ-CP (Một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định về các hành vi bị xem là vi phạm pháp luật về về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại gồm có:
- Kinh doanh dịch vụ giám định khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư;
- Công nhận giám định viên đối với người chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 259 Luật Thương mại 2005;
- Sử dụng dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định khi con dấu đó chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
- Thực hiện việc giám định trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và của giám định viên;
- Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện dịch vụ giám định cho thương nhân nước ngoài không có hợp đồng uỷ quyền thực hiện dịch vụ giám định;
- Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
Theo quy định trên thì với việc cho kết quả giám định sai thì không bị xem là vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Cho kết quả giám định thương mại sai có bị xem là vi phạm pháp luật về về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại không?
Công ty kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cung cấp kết quả giám định sai thì giải quyết thế nào?
Trường hợp công ty kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cung cấp kết quả giám định sai thì sẽ bị phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định."
Như vậy nếu khách hàng chứng minh được kết quả giám định sai và lỗi thuộc về thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, thì thương nhân sẽ phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định trên.
Các hành vi vi phạm về giám định thương mại bị xử lý vi phạm hành chính thế nào?
Các hành vi vi phạm về giám định thương mại sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
"Điều 74. Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ủy quyền giám định hoặc ủy quyền lại việc giám định mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác được cấp, được xác nhận theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ giám định không đảm bảo các điều kiện theo quy định;
b) Chỉ định giám định viên thực hiện dịch vụ giám định thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;
d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."
Lưu ý: Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?