Chợ được xây dựng kiên cố là gì? Phân loại chợ đầu tư xây dựng kiên cố theo quy mô theo quy định?
Chợ được xây dựng kiên cố là gì?
Khái niệm "Chợ được xây dựng kiên cố" được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2. Phạm vi chợ là khu vực được xác định dành cho hoạt động chợ, bao gồm: diện tích để bố trí các điểm kinh doanh; nhà điều hành; giao thông nội bộ; khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, khu vệ sinh, kho hàng, khu thu gom xử lý rác thải, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác).
3. Chợ đầu mối là chợ tập trung hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh để phân phối tới các chợ và các kênh phân phối, lưu thông khác.
4. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
5. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt và cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ. Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là 3 m2/điểm.
6. Chợ được xây dựng kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
....
Theo đó, chợ được xây dựng kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
Lưu ý: Chợ được điều chỉnh trong Nghị định 60/2024/NĐ-CP là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Chợ được xây dựng kiên cố là gì? Phân loại chợ đầu tư xây dựng kiên cố theo quy mô theo quy định? (Hình từ Internet)
Phân loại chợ đầu tư xây dựng kiên cố theo quy mô?
Phân loại chợ được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy mô được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại chợ
...
2. Phân loại chợ theo quy mô:
a) Chợ hạng 1:
Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
b) Chợ hạng 2:
Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
c) Chợ hạng 3:
Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.
....
Phân loại chợ đầu tư xây dựng kiên cố theo quy mô được quy định như sau:
(1) Chợ hạng 1:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
(2) Chợ hạng 2:
- Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
09 quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ là gì?
09 quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ được quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
(2) Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh.
(3) Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền.
(4) Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
(5) Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ.
(6) Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
(7) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(8) Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
(9) Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tổ chức quản lý chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản bàn giao xe cho thuê theo hợp đồng thuê xe mới nhất? Giá thuê xe trong hợp đồng do ai quyết định?
- Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả bộ máy hành chính?
- Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Mẫu quyết định phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn cách viết?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 năm 2025? Vi phạm nồng độ cồn có bị tịch thu xe máy không?