Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025?
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.
Tại Nghị quyết 173/2024/QH15 nêu rõ:
2. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các nội dung sau đây:
...
2.2. Đối với lĩnh vực y tế
...
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.
...
Theo đó, bóng cười shisha, thuốc lá điện tử là những chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.
Như vậy, chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025 vì đây là những chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, còn cấm thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025.
Ngoài ra, thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.
Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025? (Hình từ Internet)
Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
Như đã giải thích thì chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025 vì đây là những chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện nay chưa có mức xử phạt đối với người sử dụng bóng cười từ 2025.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì nếu sử dụng bóng cười thuộc các trường hợp sau thì sẽ bị xử phạt hành chính, hình sự. Cụ thể:
(1) Xử phạt hành chính:
Nếu bên trong bóng cười có chứa chất ma túy thì người sử dụng bóng cười có thể bị xử phạt hành chính như sau:
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định người sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
(2) Xử lý hình sự:
Tại Bộ luật Hình sự 2015 chưa quy định bất kỳ tội danh nào với hành vi sử dụng chất cấm. Do đó, nếu người chỉ sử dụng bóng cười nhưng không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thì sẽ không bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, nếu vừa sử dụng bóng cười vừa có thêm hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thì bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Buôn bán thuốc lá điện tử từ 2025 bị xử phạt thế nào?
Như đã nêu trên thì từ năm 2025, thuốc lá điện tử sẽ được coi là mặt hàng cấm tại Việt Nam.
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, hàng cấm là những mặt hàng bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Từ năm 2025, danh mục này sẽ bao gồm cả thuốc lá điện tử.
(1) Xử phạt hành chính:
Người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng. | 01 - 03 triệu đồng |
2 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng. | 03 - 05 triệu đồng |
3 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng | 03 - 10 triệu đồng |
4 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng. | 03 - 30 triệu đồng |
5 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng | 30 - 50 triệu đồng |
6 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng | 50 - 70 triệu đồng |
7 | Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng | 70 - 90 triệu đồng |
8 | 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên | 90 - 100 triệu đồng |
Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần cá nhân. (Quy định điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
(2) Xử lý hình sự:
Người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 190 Bộ luật hình sự 2015.
Căn cứ Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội sản xuất buôn bán hàng cấm như sau:
Theo đó, người nào có hành vi buôn bán hàng cấm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất buôn bán hàng cấm.
Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Trường hợp pháp nhân phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm thì bị phạt tiền từ 01 - 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Thuế môn bài năm 2025 mới nhất: Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết và phải nắm rõ là gì?
- Người đi bộ qua đường không giơ tay xin đường có thể bị phạt tiền theo quy định mới tại Nghị định 168?
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?