Chính thức 2 bảng lương mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng bằng số tiền cụ thể?
- Chính thức 2 bảng lương mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng bằng số tiền cụ thể?
- Cơ cấu tiền lương mới 2024 đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo khi cải cách tiền lương ra sao?
- Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hiện nay gồm những ai?
Chính thức 2 bảng lương mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng bằng số tiền cụ thể?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng 05 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
02 Bảng lương mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo gồm có như sau:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Tuy nhiên, về bảng lương cụ thể chi tiết thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa dự thảo, văn bản chính thức quy định mức lương cụ thể trong 02 mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo.
Đồng thời, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung về việc thiết kế 02 bảng lương mới mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo làm ở vị trí việc làm nào sẽ được hưởng mức tiền lương của vị trí việc làm đó bằng số tiền cụ thể.
Chính thức 2 bảng lương mới công chức, viên chức từ 1/7/2024 không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng bằng số tiền cụ thể? (Hình từ internet)
Cơ cấu tiền lương mới 2024 đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo khi cải cách tiền lương ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3.Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, cơ cấu tiền lương của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Có thể thấy, cơ cấu tiền lương mới công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm các khoản trên. Ngoài ra, xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng theo công thức như sau:
Lương = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có). |
Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hiện nay gồm những ai?
Theo Nhóm I Bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở ban hành kèm theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022, lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hiện nay gồm có như sau:
- Các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
- Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trong đó:
- Tổng Bí thư là chức danh lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam, là người lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam. Tổng Bí thư cũng đương nhiên là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và chủ trì các công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác.
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia hay là người đứng đầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?