Chính sách giảm thuế GTGT 2023 theo Nghị quyết 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV?
Chính sách giảm thuế GTGT 2023 theo Nghị quyết 101/2023/QH15
Theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chính sách giảm thuế GTGT 2023 như sau:
Thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a, khoản 1.1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, phấn đấu không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết của Quốc hội; báo cáo tình hình thực hiện chính sách trên cùng với tổng kết thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đồng nghĩa với việc, Chính sách giảm thuế GTGT 2023 sẽ được thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15 như sau:
Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Theo đó, ngày 30/6/2023, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15.
Nghị định 44/2023 đã quy định về việc giảm thuế GTGT xuống 8% với những nội dung chính sau:
- Các hàng hóa, dịch vụ được giảm và không được giảm thuế GTGT
- Mức giảm thuế giá trị gia tăng
- Trình tự, thủ tục thực hiện
- Thời gian giảm thuế GTGT
...
Chính sách giảm thuế GTGT 2023 theo Nghị quyết 101/2023/QH15
Bộ GTVT triển khai chính sách giảm thuế giá trị gia tăng
Công văn 7024/BGTVT-TC năm 2023, để triển khai thực hiện Nghị định 44/2023/NĐ-CP về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 , Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) yêu cầu:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
+ Khẩn trương nghiên cứu, tổ chức tham mưu, triển khai thực hiện kịp thời Nghị định 44/2023/NĐ-CP (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023).
+ Chủ động tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Nghị định.
- Đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý: Giao Cục Đường bộ Việt Nam triển khai việc giảm thuế GTGT trong giá vé theo quy định.
Nộp thuế giá trị gia tăng ở đâu?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì nơi nộp thuế GTGT như sau:
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
+ Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
+ Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
- Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?