Chính quyền địa phương được vay từ quỹ dự trữ tài chính không? Nếu được thì việc tổ chức vay được thực hiện như thế nào?
Chính quyền địa phương được vay từ quỹ dự trữ tài chính không?
Theo Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương như sau:
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương
1. Hình thức vay của chính quyền địa phương:
a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;
b) Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;
c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định trên, chính quyền địa phương có thể vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
Vay từ quỹ dự trữ tài chính (Hình từ Internet)
Việc tổ chức vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh của chính quyền địa phương được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 93/2018/NĐ-CP về tổ chức vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh như sau:
Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác
...
2. Vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh:
a) Chỉ những địa phương được Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó cho phép vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, mới được phép thực hiện vay từ nguồn này;
b) Căn cứ điểm a khoản 2 Điều này, dự toán ngân sách địa phương, tổng hạn mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vay, trong đó nêu rõ mức vay, thời hạn vay;
Số vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh phải nằm trong tổng hạn mức được phép vay. Số vay này không phải trả lãi, nhưng phải được hoàn trả đúng thời hạn quy định.
...
Theo đó, chỉ những địa phương được Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó cho phép vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, mới được phép thực hiện vay từ nguồn này.
Dự toán ngân sách địa phương, tổng hạn mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vay, trong đó nêu rõ mức vay, thời hạn vay.
Chính quyền địa phương trả nợ gốc khoản vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương như sau:
Trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương
1. Nguồn chi trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;
b) Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;
c) Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ nguồn đã bố trí và nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc chi trả nợ gốc khoản vay từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
3. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt nguồn đã dự kiến, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Đối với khoản chi trả nợ gốc từ nguồn vay có thể thực hiện theo phương thức hoán đổi toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương như sau:
a) Trước khi phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển phải trừ tương ứng số dự kiến cần vay để chi trả nợ gốc;
b) Trong quá trình điều hành, sau khi thực hiện được khoản vay để chi trả nợ gốc sẽ hoàn nguồn cho chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư. Trường hợp không vay được hoặc vay thấp hơn mức dự kiến, thì phải thực hiện cắt giảm vốn đầu tư phát triển tương ứng (ngân sách địa phương phải giảm bội chi hoặc tăng bội thu để dành nguồn bảo đảm chi trả nợ gốc).
Như vậy, căn cứ nguồn đã bố trí và nghĩa vụ trả nợ khoản vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh đến hạn, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc chi trả nợ gốc khoản vay từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?