Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát? Những cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế lạm phát?

Theo tôi được biết, kiềm chế lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước ta đối với nền kinh tế. Vậy Chính phủ đã đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát? Những cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế lạm phát?

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát?

Tại Điều 1 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành, một trong những giải pháp có thể hạn chế lạm phát mà Chính phủ đề ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, cụ thể:

"1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
b) Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
c) Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
d) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản; quy định khen, thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với hành vi cố tình vi phạm."

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát?

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát?

Đối với các thông tin sai sự thật về tình trạng lạm phát của nền kinh tế thì cần phải xử lý như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 có quy định chi tiết về giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền có tác dụng trong việc hạn chế lại phát như sau:

"6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chủ quản thông tin, truyền thông, báo chí:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và nội dung của Nghị quyết này thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trực tiếp chịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu, đồng thuận.
- Xử lý nghiêm, kịp thời theo thẩm quyền các hành vi đưa tin sai sự thật, không đúng định hướng của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
b) Các Bộ, cơ quan, ban ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí, nhất là những vấn đề mà dư luận quan tâm."

Như vậy, có thể thấy, đối với những hành vi đưa tin sai sự thật, không đúng định hướng của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chủ quản thông tin, truyền thông, báo chí cần kịp thời xử lý nghiêm theo đúng quy định.

Những cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế lạm phát?

Tại Điều 7 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 có quy định như sau:

"7. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nội dung quy định tại Nghị quyết này; định kỳ hàng tháng, hàng quý, kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hàng tháng.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Theo dõi tình hình và kết quả triển khai Nghị quyết của các Bộ, cơ quan, địa phương; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại giao ban 15 ngày hàng tháng của Thường trực Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong tháng 3 năm 2011 về các giải pháp tổng thể, toàn diện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
c) Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ, tham gia tích cực, thiết thực, tạo đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Các hội, hiệp hội ngành nghề tổ chức để cộng đồng doanh nghiệp tích cực thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nội dung của Nghị quyết.
d) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết này.
Thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng sau 25 năm đổi mới, tiềm lực của đất nước ta đã được tăng cường, chính trị, xã hội ổn định; dưới sự lãnh đạo của Đảng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội sẽ thực hiện được./"

Có thể thấy, nhiệm vụ thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát đầu tiên là thuộc về các cơ quan, ban, ngành như Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...

Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát được xem là sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, và chúng ta tin tưởng rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội sẽ thực hiện được

Lạm phát
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát tốc độ lạm phát tại Việt Nam?
Pháp luật
Tỷ lệ lạm phát là gì? Việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định chỉ tiêu lạm phát? Cơ quan nào có trách nhiệm phải xây dựng chỉ tiêu lạm phát?
Pháp luật
Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022? Giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh?
Pháp luật
Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát? Những cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế lạm phát?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lạm phát
4,283 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lạm phát

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lạm phát

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào