Chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo trình tự thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo trình tự thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Kinh phí để chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được lấy từ nguồn nào?
Chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo trình tự thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BQP có quy định về việc chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái như sau:
(1) Về hồ sơ gồm có:
- Quyết định điều động biệt phái sĩ quan;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái, hoặc văn bản thông báo của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái về chức vụ đã bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm và hệ số phụ cấp chức vụ đã bổ nhiệm.
(2) Trình tự thực hiện:
- Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái thống nhất nhân sự với đơn vị cử sĩ quan biệt phái, ban hành quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với sĩ quan biệt phái và thông báo bằng văn bản cho đơn vị cử sĩ quan biệt phái về chức vụ đã bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm và hệ số phụ cấp chức vụ đã bổ nhiệm.
- Đơn vị cử sĩ quan biệt phái căn cứ vào hồ sơ nêu trên và quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái để chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái.
- Trường hợp đơn vị cử sĩ quan biệt phái có công văn trao đổi lấy ý kiến về phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái, nếu sau một tháng không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái thì đơn vị cử sĩ quan biệt phái có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền (cấp quyết định điều động biệt phái sĩ quan) xem xét, quyết định.
Chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái (Hình từ Internet)
Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BQP, cụ thể như sau:
- Sĩ quan biệt phái được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định cho chức vụ lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức vụ lãnh đạo khác nhau thì chỉ thực hiện một mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao nhất. Người được giao quyền đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cũng được trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo tương ứng.
- Trường hợp sĩ quan biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước khi biệt phái thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới kể từ khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp sĩ quan biệt phái được giao chức vụ lãnh đạo thấp hơn chức vụ lãnh đạo trước khi biệt phái thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ trong 6 tháng, từ tháng thứ 7 trở đi hưởng theo chức vụ lãnh đạo mới.
- Trường hợp sĩ quan đang được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà có quyết định điều động biệt phái đến nơi không có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ trong 6 tháng; thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ tháng thứ 7 trở đi.
- Khi thôi làm nhiệm vụ biệt phái, chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan thực hiện theo quy định tại khoản 1 Phần IV Thông tư 05/2005/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương hoặc sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.
Kinh phí để chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BQP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
Bộ Quốc phòng bảo đảm ngân sách đối với nội dung quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Thông tư này, trong đó:
1. Nguồn kinh phí thực hiện tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) do ngân sách nhà nước bảo đảm và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị cử sĩ quan biệt phái theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ ốm đau, tai nạn hoặc từ trần (nếu có) do ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí chi trả tiền lương đối với sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh được hạch toán vào Loại 460, Khoản 468, Mục 6000, Tiểu mục 6101, Tiết mục 10, Ngành 00 trong Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong Quân đội.
4. Kinh phí chi trả các khoản phụ cấp theo lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đối với sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh được hạch toán vào Loại 460, Khoản 468, Mục 6100, Tiểu mục tương ứng với loại phụ cấp, Tiết mục 10, Ngành 00 trong Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong Quân đội.
Theo đó thì nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị cử sĩ quan biệt phái theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Kinh phí chi trả các khoản hụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh được hạch toán vào Loại 460, Khoản 468, Mục 6100, Tiểu mục tương ứng với loại phụ cấp, Tiết mục 10, Ngành 00 trong Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong Quân đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?