Chi tiết mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024? Quyền lợi hưởng BHYT từ ngày 1/7/2024? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
Chi tiết mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024?
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở như sau:
+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Chi tiết mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024 như sau:
Thành viên hộ gia đình | Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình | Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 1/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) | Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) |
Người thứ nhất | 4,5% | 972,000 | 1,263,600 |
Người thứ hai | 70% mức đóng của người thứ nhất | 680,400 | 884,520 |
Người thứ ba | 60%mức đóng của người thứ nhất | 583,200 | 758,160 |
Người thứ tư | 50% mức đóng của người thứ nhất | 486,000 | 631,800 |
Người thứ năm trở đi | 40% mức đóng của người thứ nhất | 388,800 | 505,440 |
Chi tiết mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024. Quyền lợi hưởng BHYT từ ngày 1/7/2024? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có như sau:
- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
- Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
2. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
3. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Theo đó, 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay gồm:
(1) Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
(2) Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
(3) Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong BHYT?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
3. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo đó, 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong BHYT bao gồm:
(1) Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.
(2) Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
(3) Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
(4) Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
(5) Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
(6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được vay vốn từ cá nhân ngoài doanh nghiệp không?
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?