Chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô là gì? Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định chỉ số duy trì độ dẻo?
Chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô là gì?
Chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8494:2020 (ISO 2930:2017) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) đối với cao su thiên nhiên thô.
PRI là thông số đo độ bền của cao su thô thiên nhiên đối với sự oxy hóa nhiệt. Chỉ số này cao thể hiện độ bền chịu oxy hóa nhiệt cao. PRI không phải giá trị tuyệt đối và không thể đưa ra một phân loại tuyệt đối về trị số độ dẻo của cao su thiên nhiên khác nhau sau quá trình oxy hóa.
Như vậy, chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô (PRI) là thông số đo độ bền của cao su thô thiên nhiên đối với sự oxy hóa nhiệt.
Chỉ số này cao thể hiện độ bền chịu oxy hóa nhiệt cao.
Lưu ý: PRI không phải giá trị tuyệt đối và không thể đưa ra một phân loại tuyệt đối về trị số độ dẻo của cao su thiên nhiên khác nhau sau quá trình oxy hóa.
Chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô là gì? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô gồm những gì?
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định chỉ số duy trì độ dẻo được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8494:2020 (ISO 2930:2017) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) như sau:
Thiết bị, dụng cụ
5.1 Máy đo độ dẻo có đĩa ép song song, đường kính đĩa 10 mm, theo quy định trong TCVN 8493 (ISO 2007).
5.2 Dụng cụ ép và cắt mẫu, có khả năng ép phần vật liệu được thử đến một độ dày khoảng 3 mm và cắt thành một đĩa tròn với đường kính xấp xỉ 13 mm để chuẩn bị mẫu thử, theo quy định TCVN 8493 (ISO 2007).
5.3 Đồng hồ đo độ dày, có vạch chia đến 0,01 mm, được gắn với một mặt phẳng tiếp xúc đường kính 10 mm và hoạt động với một áp lực là (20 ± 3) kPa.
5.4 Máy cán luyện phòng thí nghiệm, phù hợp với yêu cầu trong TCVN 11021 (ISO 2393), nhưng với các đặc tính sau:
- đường kính trục: 150 mm đến 250 mm;
- tốc độ tuyến tính của trục sau (nhanh): (14,6 ± 0,5) m/min;
- tỷ số tốc độ trục cán: 1:1,4;
- nhiệt độ: (27 ± 3) °C;
- độ dài trục giữa các thanh dẫn (265 ± 15)mm.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng máy cán luyện phù hợp TCVN 11021 (ISO 2393) [dùng cho việc đồng nhất mẫu theo TCVN 6086 (ISO 1795)] và đảm bảo nhiệt độ đáp ứng nhiệt độ (27 ± 3) °C.
5.5 Tủ sấy, đáp ứng các yêu cầu sau ở 140 °C:
- Nhiệt độ ở những vùng xung quanh mẫu thử có thể kiểm soát được trong khoảng ± 0,5 °C trong suốt chu kỳ 30 min.
- Khi đặt khay chứa đĩa vào trong tủ sấy, nhiệt độ của tủ sấy sẽ được phục hồi và nhiệt độ của khay có đĩa sẽ tăng lên 1 °C so với nhiệt độ định sẵn trong vòng 5 min.
- Không khí phải được thay đổi 10 lần trong một giờ. Hoặc, nắp không khí của tủ sấy có thể được đặt mở một nửa.
CHÚ THÍCH: Thông tin bổ sung về sự thay đổi không khí trong tủ sấy được nêu trong Phụ lục A.
5.6 Đĩa và khay nhôm nhẹ, với nhiệt dung thấp.
Nên sử dụng kích cỡ phù hợp của khay và/hoặc đĩa tùy thuộc vào kích thước của tủ sấy.
5.7 Giấy tissue (giấy lụa), theo mô tả trong TCVN 8493 (ISO 2007) hoặc giấy cuộn thuốc lá loại 22 g/m2 đến 26 g/m2 được cắt thành hai mảnh bằng nhau (xấp xỉ 30 mm x 45 mm).
Như vậy, theo quy định, thiết bị, dụng cụ dùng để xác định chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô gồm:
(1) Máy đo độ dẻo có đĩa ép song song, đường kính đĩa 10 mm;
(2) Dụng cụ ép và cắt mẫu;
(3) Đồng hồ đo độ dày;
(4) Máy cán luyện phòng thí nghiệm;
(5) Tủ sấy;
(6) Đĩa và khay nhôm nhẹ, với nhiệt dung thấp;
(7) Giấy tissue (giấy lụa).
Báo cáo kết quả thử nghiệm xác định chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô gồm những thông tin nào?
Báo cáo kết quả thử nghiệm được quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8494:2020 (ISO 2930:2017) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) như sau:
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo kết quả thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là: TCVN 8494 (ISO 2930);
b) các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử một cách đầy đủ;
c) trị số độ dẻo trung vị đối với mẫu thử chưa già hóa và mẫu thử đã già hóa từ mỗi mẫu thử;
d) chỉ số PRI đối với mỗi mẫu thử;
e) ngày thử nghiệm;
f) các thao tác khác với quy định của tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn được viện dẫn và các thao tác được coi là tùy chọn.
Như vậy, theo quy định, báo cáo kết quả thử nghiệm xác định chỉ số duy trì độ dẻo đối với cao su thiên nhiên thô phải bao gồm các thông tin sau:
(1) Viện dẫn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8494:2020 (ISO 2930:2017) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI);
(2) Các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử một cách đầy đủ;
(3) Trị số độ dẻo trung vị đối với mẫu thử chưa già hóa và mẫu thử đã già hóa từ mỗi mẫu thử;
(4) Chỉ số PRI đối với mỗi mẫu thử;
(5) Ngày thử nghiệm;
(6) Các thao tác khác với quy định của tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn được viện dẫn và các thao tác được coi là tùy chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?