Chi phí xin cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển hết bao nhiêu tiền? Trình tự thủ tục xin cấp giấy này được thực hiện như thế nào?
Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
Theo Điều 4 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển như sau:
Bước 1: Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bước 2: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian và địa điểm đánh giá theo yêu cầu của Công ty tàu biển.
Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống an ninh tàu biển tại tàu.
Bước 4: Sau khi hoàn thành đánh giá, nếu hệ thống an ninh tàu không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển để khắc phục; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục XI hoặc Phụ lục XII.
Như vậy, tại Việt Nam Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
Điều 4 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định cách thức thực hiện như sau:
- Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính; hoặc qua fax, thư điện tử, hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 4 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định thành phần, số lượng hồ sơ gồm có:
- Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị đánh giá hệ thống an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục X.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển đươc cấp chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đánh giá.
Yêu cầu điều kiện: hệ thống an ninh tàu biển phải thoả mãn yêu cầu của Bộ luật ISPS.
An ninh tàu biển
Phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
Theo Điều 4 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí như bảng sau:
Theo đó, đánh giá lần đầu để cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển từ 10-12 triệu đồng tùy từng nhóm tàu. Trong đó:
Tàu nhóm I là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 GT trở lên và không phải là tàu thuộc nhóm loại II.
Tàu nhóm II là tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, giàn di động hoạt động tuyến quốc tế.
(Điều 3 Thông tư 246/2016/TT-BTC).
Mẫu giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển được quy định tại Phụ chương 1 trong Phụ chương của phần A Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas như sau:
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN
Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
(Phù hiệu chính thức) (Quốc gia)
Số giấy. . . . . . . . . . . . . . . .
Cấp theo các điều khoản của
Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng
(Bộ luật ISPS)
Theo ủy quyền của Chính phủ
(tên quốc gia)
bởi
(người hoặc tổ chức được ủy quyền)
Tên tàu: …………………………………………………..
Số đăng ký hoặc hô hiệu: ………………………………
Cảng đăng ký: …………………………………………..
Kiểu tàu: …………………………………………………
Tổng dung tích: ………………………………………..
Số IMO: …………………………………………………
Tên và địa chỉ Công ty: ……………………………….
Chứng nhận rằng:……………………………………..
1. hệ thống an ninh và mọi thiết bị an ninh liên quan của tàu đã được thẩm tra phù hợp với mục 19.1 của phần A, Bộ luật ISPS;
2. việc thẩm tra nhận thấy hệ thống an ninh và mọi thiết bị an ninh liên quan của tàu thỏa mãn về mọi mặt và tàu thỏa mãn các yêu cầu áp dụng của chương XI-2 của Công ước và phần A của Bộ luật ISPS;
3. tàu đã có Kế hoạch An ninh Tàu được duyệt.
Ngày thẩm tra lần đầu hoặc định kỳ để cấp giấy chứng nhận này ..................................................
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ................................................
với điều kiện phải được thẩm tra xác nhận theo mục 19.1.1 của phần A, Bộ luật ISPS.
Cấp tại...........................................................
(nơi cấp giấy chứng nhận) Ngày cấp...................................... |
........................................... (Chữ ký của người có thẩm quyền cấp) (Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp) |
Xác nhận thẩm tra trung gian
Chứng nhận rằng, tại lần thẩm tra trung gian theo yêu cầu của mục 19.1.1 của phần A, Bộ luật ISPS, tàu thỏa mãn các điều khoản tương ứng của chương XI-2 của Công ước và phần A của Bộ luật ISPS.
Thẩm tra trung gian Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
Xác nhận thẩm tra bổ sung*
Thẩm tra bổ sung Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
Thẩm tra bổ sung Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
Thẩm tra bổ sung Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
Thẩm tra bổ sung phù hợp với phần A/19.3.7.2 của bộ luật isps
Chứng nhận rằng tại lần thẩm tra bổ sung theo yêu cầu của mục 19.3.7.2 của phần A, Bộ luật ISPS, nhận thấy tàu thỏa mãn các điều khoản tương ứng của chương XI-2 của Công ước và phần A của Bộ luật ISPS.
Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
xác nhận gia hạn giấy chứng nhận nếu thời hạn dưới 5 năm khi áp dụng phần A/19.3.3 của bộ luật isps
Tàu thỏa mãn các điều khoản tương ứng của phần A, Bộ luật ISPS và Giấy chứng nhận này, phù hợp với mục 19.3.3 của phần A, Bộ luật ISPS, được chấp nhận có hiệu lực đến: .........................
Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
xác nhận khi hoàn thành thẩm tra định kỳ và áp dụng phần A/19.3.4 của bộ luật isps
Tàu thỏa mãn các điều khoản tương ứng của phần A, Bộ luật ISPS và Giấy chứng nhận này, phù hợp với mục 19.3.4 của phần A, Bộ luật ISPS, được chấp nhận có hiệu lực đến: ..........................
Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
xác nhận gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận tới khi tàu tới cảng thẩm tra và áp dụng phần A/19.3.5 của bộ luật isps hoặc gia hạn khi áp dụng phần A/19.3.6 của bộ luật ISPS
Giấy chứng nhận này, phù hợp với mục 19.3.5/19.3.6* của phần A, Bộ luật ISPS, được chấp nhận có hiệu lực đến: ..................................
Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
xác nhận thay đổi ngày hết hạn khi áp dụng phần A/19.3.7.1 của bộ luật ISPS
Theo phần 19.3.7.1 của phần A, Bộ luật ISPS, ngày hết hạn mới+ là: ..........................................
Chữ ký:............................................
(Chữ ký của người có thẩm quyền)
Nơi:.................................................
Ngày: .............................................
(Đóng dấu hoặc dán tem, nếu phù hợp)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?