Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được bù đắp từ những khoản nào?
- Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được bù đắp từ những khoản nào?
- Việc trích nộp Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân chỉ được thực hiện khi nào?
- Có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để mua tín phiếu Kho bạc không?
Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được bù đắp từ những khoản nào?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc quản lý Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
1. Quỹ bảo toàn được sử dụng theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả, không vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
2. Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo toàn được bù đắp từ lãi cho vay, đầu tư của Quỹ bảo toàn.
3. Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn được sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được bù đắp từ lãi cho vay và lãi đầu tư của Quỹ.
Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được bù đắp từ những khoản nào? (Hình từ Internet)
Việc trích nộp Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 27/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trích nộp Quỹ bảo toàn
1. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào Quỹ bảo toàn một năm một lần trước ngày 31/01 của năm tiếp theo.
2. Việc trích nộp Quỹ bảo toàn theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Mức phí trích nộp hằng năm bằng 0,05% dư nợ cho vay bình quân năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, trong đó dư nợ cho vay bình quân năm được tính bằng tổng dư nợ cho vay (nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định về phân loại nợ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân) tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm chia cho số tháng phải tính thực tế. Đối với ngân hàng hợp tác xã, số dư nợ cho vay tại thời điểm cuối mỗi tháng được loại trừ phần dư nợ cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
b) Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính chỉ được thực hiện khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn trước khi trích nộp thấp hơn 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp sau khi trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính dẫn đến tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn cao hơn hoặc bằng 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thì ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân vẫn thực hiện trích nộp Quỹ bảo toàn đối với năm tài chính đó;
c) Số tiền trích nộp Quỹ bảo toàn được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
3. Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trong hoạt động của Quỹ bảo toàn được sử dụng bổ sung Quỹ bảo toàn.
Như vậy, việc trích nộp Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân chỉ được thực hiện khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ trước khi trích nộp thấp hơn 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp sau khi trích nộp Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân của năm tài chính dẫn đến tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ cao hơn hoặc bằng 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thì ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân vẫn thực hiện trích nộp Quỹ bảo toàn đối với năm tài chính đó.
Có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để mua tín phiếu Kho bạc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 27/2024/TT-NHNN như sau:
Sử dụng Quỹ bảo toàn
1. Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp sau:
a) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường;
b) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Trên cơ sở đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn được:
a) Gửi tại ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại theo quy định tại Quy chế quản lư và sử dụng Quỹ bảo toàn;
b) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân có thể được sử dụng để mua tín phiếu Kho bạc nhưng phải dựa trên trên cơ sở đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?