Chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng tại tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
- Chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng tại tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí hoạt động tín dụng không?
Chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng tại tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về tài khoản 801 - Chi phí hoạt động tín dụng như sau:
Tài khoản 801- Chi phí hoạt động tín dụng
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí hoạt động tín dụng của TCTCVM phát sinh trong kỳ, như: Chi trả lãi tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm bắt buộc; chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng; chi trả lãi tiền gửi khác; chi trả lãi tiền vay; chi phí khác của hoạt động tín dụng;
- Chi trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, lãi tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam cho khách hàng gửi tại TCTCVM;
- Chi trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay Chính phủ và NHNN, vay các TCTD trong nước, vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng;
- Chi khác cho hoạt động tín dụng: gồm các khoản chi phí trả lãi khác và các khoản chi tương tự lãi của TCTCVM ngoài các khoản chi lãi nói trên;
b) Tài khoản 801 chỉ phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
...
Theo đó, chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng được thể hiện trong tài khoản 801 về chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô.
Tài khoản 801 chỉ phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
Chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng tại tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Như đã trình bày, chi phí hoạt động tín dụng trả lãi tiền gửi cho khách hàng được thể hiện trong tài khoản 801 về chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán 801 - Chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 8011 - Chi trả lãi tiền gửi
+ 8012 - Chi trả lãi tiền vay
+ 8013 - Chi phí bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng
+8019 - Chi khác cho hoạt động tín dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 801 như sau:
+ Bên Nợ: - Các chi phí hoạt động tín dụng phát sinh trong kỳ.
+ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động tín dụng.
- Kết chuyển chi phí hoạt động tín dụng vào Tài khoản 001- “Xác định kết quả kinh doanh”.
+ Số dư bên Nợ: - Phản ánh chi phí hoạt động tín dụng hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
+ Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.
Lưu ý: Tài khoản 801 không có số dư cuối kỳ kế toán năm.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí hoạt động tín dụng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về chi phí hoạt động tín dụng nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?