Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những khoản chi phí nào?
Lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được hiểu như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Lĩnh vực, quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám.
2. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Căn cứ trên quy định lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
- Đất đai;
- Tài nguyên nước;
- Tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường;
- Khí tượng thủy văn;
- Biến đổi khí hậu;
- Đo đạc và bản đồ;
- Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
- Viễn thám.
Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (Hình từ Internet)
Việc tạm ứng chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện khi nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT quy định về việc tạm ứng chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:
Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Cá nhân, tổ chức giám định xác định chi phí giám định trên cơ sở đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, khối lượng công việc cần thực hiện và thỏa thuận với người trưng cầu giám định.
2. Việc tạm ứng chi phí giám định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện trước khi thực hiện giám định. Mức tạm ứng, tiến độ tạm ứng kinh phí giám định được thực hiện theo thỏa luận giữa tổ chức, cá nhân giám định với người trưng cầu giám định.
...
Theo quy định nêu trên thì việc tạm ứng chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện trước khi thực hiện giám định.
Mức tạm ứng, tiến độ tạm ứng kinh phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo thỏa luận giữa tổ chức, cá nhân giám định với người trưng cầu giám định.
Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những khoản chi phí nào?
Theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT quy định các khoản chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:
Chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
...
4. Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng, Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp, Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.
6. Cá nhân, tổ chức giám định có trách nhiệm phối hợp với người trưng cầu giám định để lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định tại Thông tư số 137/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.
Theo quy định trên thì chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm những khoản chi phí sau đây:
- Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng 2012, cụ thể:
Xác định chi phí giám định
1. Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
b) Chi phí vật tư tiêu hao;
c) Chi phí sử dụng dịch vụ;
d) Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
- Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
2. Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
3. Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?