Chi phí giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES do ai chi trả?
- Chi phí giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES do ai chi trả?
- Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES được giám định trong những trường hợp nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tư vấn giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES?
Chi phí giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES do ai chi trả?
Việc giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
...
3. Chi phí giám định do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
4. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là cơ quan giám định mẫu vật CITES.
Theo đó, chi phí giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
Lưu ý:
Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là cơ quan giám định mẫu vật CITES.
Chi phí giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES do ai chi trả? (Hình từ Internet)
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES được giám định trong những trường hợp nào?
Giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
...
1. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES được giám định trong những trường hợp sau:
a) Cần xác định chính xác loài, loài phụ hoặc quần thể động vật, thực vật hoang dã để áp dụng các quy định phù hợp của pháp luật Việt Nam và CITES;
b) Phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm về động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
c) Các trường hợp khác mà Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và các cơ quan chức năng thấy cần thiết để đảm bảo việc chấp hành pháp luật;
d) Các trường hợp yêu cầu xác định mẫu vật của các quốc gia nhập khẩu.
2. Việc lấy mẫu giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES.
Theo đó, mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES được giám định trong những trường hợp sau:
- Cần xác định chính xác loài, loài phụ hoặc quần thể động vật, thực vật hoang dã để áp dụng các quy định phù hợp của pháp luật Việt Nam và CITES;
- Phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm về động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Các trường hợp khác mà Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và các cơ quan chức năng thấy cần thiết để đảm bảo việc chấp hành pháp luật;
- Các trường hợp yêu cầu xác định mẫu vật của các quốc gia nhập khẩu.
Lưu ý:
Việc lấy mẫu giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES.
Cơ quan nào có thẩm quyền tư vấn giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES?
Việc tư vấn giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES được quy định tại Điều 34 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các cơ quan khoa học có chuyên môn và năng lực phù hợp làm Cơ quan khoa học CITES Việt Nam đồng thời thông báo cho Ban Thư ký CITES theo quy định của CITES.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam:
Tư vấn cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan quản lý liên quan khi có yêu cầu về các vấn đề sau:
a) Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trong tự nhiên; xây dựng hạn ngạch khai thác;
b) Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
c) Tên khoa học các loài động vật, thực vật;
d) Giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã;
đ) Cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống;
e) Sinh cảnh và vùng phân bố phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu;
g) Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã;
h) Công bố danh mục các loài có khả năng gây nuôi sinh sản vì mục đích thương mại.
...
Theo đó, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có thể thực hiện tư vấn cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan quản lý liên quan khi có yêu cầu về giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES.
Lưu ý:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các cơ quan khoa học có chuyên môn và năng lực phù hợp làm Cơ quan khoa học CITES Việt Nam đồng thời thông báo cho Ban Thư ký CITES theo quy định của CITES.
- Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 06/2019/NĐ-CP khi thực hiện việc tư vấn, tham mưu cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?