Chi phí điều trị tai nạn lao động không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm thanh toán?
- Chi phí điều trị tai nạn lao động không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm thanh toán?
- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì có được trợ cấp tai nạn lao động không?
- Tiền trợ cấp tai nạn lao động phải được thanh toán cho người lao động vào thời gian nào?
Chi phí điều trị tai nạn lao động không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm thanh toán?
Chi phí điều trị tai nạn lao động được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
...
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có tham gia bảo hiểm y tế nên khi bạn bị tai nạn lao động thì công ty bạn có trách nhiệm chi trả đối với các khoản chi phí điều trị không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả.
Chi phí điều trị tai nạn lao động không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm thanh toán? (Hình từ Internet)
Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì có được trợ cấp tai nạn lao động không?
Trợ cấp tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động với điều kiện nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
Tiền trợ cấp tai nạn lao động phải được thanh toán cho người lao động vào thời gian nào?
Tiền trợ cấp tai nạn lao động được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp
1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Như vậy, theo quy định thì tiền trợ cấp tai nạn lao động phải được thanh toán cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?