Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình tham gia hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?

Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình tham gia hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì? Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định như thế nào? Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của chị A (Hòa Bình).

Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?

Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì cần căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:

Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm:
a) Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải);
b) Các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với vụ việc hòa giải, đối thoại còn lại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh;
...

Theo quy định trên, chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình khi thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án thì bao gồm:

- Chi phí đi lại.

- Phụ cấp lưu trú.

- Thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên.

- Chi phí thuê địa điểm.

- Chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh.

Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?

Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?(Hình từ Internet)

Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định như thế nào?

Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.
2. Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này xác định như sau:
a) Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định về chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án.

Như vậy, mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu được xác định như sau:

+ Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cơ qua nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì phải giải quyết thế nào?

Các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì phải giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:

Nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận.
2. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này với tỷ lệ như nhau.

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định về chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án là một trong những chi phí mà các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu.

Như vậy, các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì nghĩa vụ nộp chi phí đươc chia đều với tỷ lệ như nhau.

Hôn nhân và gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quan hệ tình dục nhiều lần với người đã có chồng bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có được có quan hệ tình cảm nam nữ với người khác khi đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn không?
Pháp luật
Chồng ngoại tình có được xem là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được?
Pháp luật
Tổng hợp các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Hình sự? Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
Pháp luật
Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người còn lại có nghĩa vụ liên đới trả nợ không?
Pháp luật
Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế?
Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đã kết hôn có được quyền đứng tên riêng trên Sổ đỏ không? Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng ra sao?
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/16092024/con-rieng-la-gi.jpg
Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì?
Pháp luật
Tái hôn là gì? Điều kiện để tái hôn sau khi ly hôn là gì? Tái hôn với chồng cũ có phải đăng ký kết hôn lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hôn nhân và gia đình
709 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hôn nhân và gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hôn nhân và gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào