Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ủy thác cho vay đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
- Để thực hiện ủy thác cho vay tại các tổ chức tín dụng thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ủy thác cho vay đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
- Hợp đồng ủy thác cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài với ngân hàng thương mại cần có những nội dung nào?
Để thực hiện ủy thác cho vay tại các tổ chức tín dụng thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2016/TT-NHNN) quy định về nguyên tắc khi thực hiện ủy thác như sau:
Nguyên tắc ủy thác
1. Ủy thác phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bên ủy thác chỉ được ủy thác cho bên nhận ủy thác thực hiện những nội dung ủy thác mà bên ủy thác được thực hiện và được ủy thác theo quy định của pháp luật; bên nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đối với những nội dung ủy thác mà bên nhận ủy thác được thực hiện và được nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
3. Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba.
4. Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với tiến độ thực hiện nội dung ủy thác.
5. Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức khác phải tính số dư các khoản ủy thác trong các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ, chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài để cho vay, mua trái phiếu thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
9. Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư ủy thác.
Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư nhận ủy thác.
10. Đối với việc ủy thác ra nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được ủy thác cho ngân hàng, công ty quản lý quỹ ở nước ngoài thực hiện một số hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này trong phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài chính, cho vay phải đảm bảo tại thời điểm ủy thác, bên ủy thác là tổ chức, cá nhân không có dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, trong hoạt động ủy thác cho vay thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức khác phải tính số dư các khoản ủy thác trong các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư ủy thác.
- Đối với việc ủy thác ra nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được ủy thác cho ngân hàng, công ty quản lý quỹ ở nước ngoài thực hiện một số hoạt động quy định trong phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ủy thác cho vay đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về đối tượng mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thực hiện ủy thác cho vay như sau:
Ủy thác và nhận ủy thác của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ủy thác cho:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên của ngân hàng hợp tác xã;
c) Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
d) Tổ chức tài chính vi mô để thực hiện cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ;
đ) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.
...
Theo đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ủy thác cho vay đối với ngân hàng thương mại để thực hiện cho vay đối với khách hàng.
Ngoài ngân hàng thương mại ra thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có thể ủy thác cho vay đối với đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua quỹ tín dụng nhân dân.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ủy thác cho vay đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng ủy thác cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài với ngân hàng thương mại cần có những nội dung nào?
Theo Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-NHNN thì hợp đồng ủy thác có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
- Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác.
- Mục đích ủy thác;
- Phạm vi, nội dung ủy thác;
- Thời hạn ủy thác;
- Phí ủy thác;
- Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;
- Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);
- Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;
- Chấm dứt hợp đồng trước hạn;
- Xử lý tranh chấp.
- Các nội dung khác liên quan đến việc ủy thác cho vay do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?