Chi nhánh doanh nghiệp là nhà cấp 4, tổng diện tích khoảng 400 m2 thì có cần lắp hệ thống chống sét để phòng cháy, chữa cháy không?
- Chi nhánh doanh nghiệp có thuộc diện cơ sở phải quản lý về phòng cháy và chữa cháy không?
- Chi nhánh doanh nghiệp là nhà cấp 4, tổng diện tích khoảng 400 m2 thì có cần lắp hệ thống chống sét để phòng cháy, chữa cháy không?
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy mà doanh nghiệp phải trang bị gồm những gì?
Chi nhánh doanh nghiệp có thuộc diện cơ sở phải quản lý về phòng cháy và chữa cháy không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy như sau:
"Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy) được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này."
Theo đó, đối với các cơ sở thuộc danh mục tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải đảm bảo có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Chi nhánh doanh nghiệp là nhà cấp 4, tổng diện tích khoảng 400 m2 thì có cần lắp hệ thống chống sét để phòng cháy, chữa cháy không?
Chi nhánh doanh nghiệp là nhà cấp 4, tổng diện tích khoảng 400 m2 thì có cần lắp hệ thống chống sét để phòng cháy, chữa cháy không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
"Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự."
Trong đó, danh mục cơ sở tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP không ghi nhận đối với phòng làm việc của doanh nghiệp là nhà cấp 4, tổng diện tích 400m2. Do đó, đối với chi nhánh của doanh nghiệp được xây dựng là nhà cấp 4 thì không thuộc cơ sở phải đảm bảo về hệ thống chống sét theo quy định.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy mà doanh nghiệp phải trang bị gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về phương tiện phòng cháy mà các cơ sở phải trang bị như sau:
"Điều 37. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?