Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có được kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có được kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên không?
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có được thực hiện kiểm toán cho đơn vị mà mình đã ghi sổ kế toán trước đó không?
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có được kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
4. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có được kinh doanh dịch vụ kiểm toán không? (Hình từ Internet)
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên không?
Nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.
3. Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.
7. Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có được thực hiện kiểm toán cho đơn vị mà mình đã ghi sổ kế toán trước đó không?
Trường hợp không được thực hiện kiểm toán được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán
...
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
b) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
c) Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của chi nhánh là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của chi nhánh có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
đ) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người có ảnh hưởng đáng kể đối với chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
...
Như vậy, theo quy định, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị mà mình đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?