Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi cơ sở này chấm dứt hoạt động không?
- Ai có quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
- Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
- Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi cơ sở này chấm dứt hoạt động không?
Ai có quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được xác định theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 89/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 12/12/2023) như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
...
2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt chi nhánh;
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên, người có quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2018/NĐ-CP về trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
...
2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt chi nhánh và các cơ quan liên quan. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên, người có quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn Giấy chứng nhận như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
...
3. Thời hạn Giấy chứng nhận:
Thời hạn Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh được áp dụng như Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 5 và khoản 4 Điều 8 Nghị định này; bảo đảm không dài hơn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép.
Theo đó, Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn như Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi cơ sở này chấm dứt hoạt động không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động như sau:
Chấm dứt hoạt động
1. Cơ sở văn hóa nước ngoài và chi nhánh tại Việt Nam tự chấm dứt hoạt động theo đề nghị của bên nước ngoài.
2. Cơ sở văn hóa nước ngoài và chi nhánh tại Việt Nam bị chấm dứt hoạt động theo một trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận mà không làm thủ tục gia hạn theo quy định của Nghị định này;
b) Không có hoạt động trong thời hạn 12 tháng sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận;
c) Hét thời hạn bị đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này mà bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Chi nhánh chấm dứt hoạt động khi cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam bị chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, người đại diện theo pháp luật của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất mọi thủ tục có liên quan theo quy định pháp luật của Việt Nam, bao gồm: thanh toán các khoản nợ, tiền thuế, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà; thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng; hoàn trả Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận, con dấu tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày làm việc.
Như vậy, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam tự chấm dứt hoạt động và bị chấm dứt hoạt động trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 nêu trên.
Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cũng bị chấm dứt hoạt động khi cơ sở này chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất là quyền của ai? Có được chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất không?
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ở đâu?
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?