Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của cấp dưới sẽ bị kỷ luật bằng hình thức gì?
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của cấp dưới sẽ bị kỷ luật bằng hình thức gì?
- Người nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức là trong bao lâu?
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của cấp dưới sẽ bị kỷ luật bằng hình thức gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới
1. Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới, thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo hoặc giáng chức.
2. Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của cấp dưới sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc giáng chức.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (Hình từ Internet)
Người nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức?
Theo khoản 8 Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật
...
8. Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
b) Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, ban chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ.
9. Tư lệnh, chính ủy quân khu, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ thuộc quyền.
Các chức vụ ban chỉ huy đại đội, hải đội, hải đoàn, tiểu đoàn Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật bị cách chức; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nếu đến mức phải tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì thực hiện theo khoản 5 Điều này.
Theo quy định trên thì Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức là trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
....
2. Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
3. Trường hợp Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.
Theo đó, trường hợp Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của cấp dưới thì sẽ bị xử lý kỷ luật với thời hạn mà pháp luật quy định là 03 tháng.
Tuy nhiên, trong trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?