Chỉ huy hiện trường cứu nạn hàng không dân dụng là ai và có nhiệm vụ gì? Việc tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng phải hiệp đồng với quốc gia lân cận ra sao?

Cho hỏi chỉ huy hiện trường cứu nạn hàng không dân dụng là ai và có nhiệm vụ gì? Bên cạnh đó thì việc tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng phải hiệp đồng với quốc gia lân cận ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phong đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ huy hiện trường cứu nạn hàng không dân dụng là ai và có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 151 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Chỉ huy hiện trường
1. Chỉ huy hiện trường do cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định khi có hai hoặc nhiều phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn; là chỉ huy phương tiện trong trường hợp có một phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
2. Chỉ huy hiện trường có nhiệm vụ:
a) Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu bay bị nạn và với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
b) Duy trì thông tin liên lạc giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu bay bị nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phương tiện, lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
c) Thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu về tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
d) Báo cáo, đề xuất với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn việc bổ sung, thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phù hợp với điều kiện thực tế hay việc dừng, chấm dứt hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Việc thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải được cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chấp thuận;
đ) Điều chỉnh kế hoạch hành động tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với tình hình thực tế, sau đó phải báo cáo với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong thời gian ngắn nhất trong trường hợp khẩn cấp, không thể liên lạc được với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.

Theo đó, chỉ huy hiện trường là người do cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định khi có hai hoặc nhiều phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn; là chỉ huy phương tiện trong trường hợp có một phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

- Chỉ huy hiện trường có nhiệm vụ như sau:

+ Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu bay bị nạn và với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

+ Duy trì thông tin liên lạc giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu bay bị nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phương tiện, lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;

Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

+ Thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu về tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

+ Báo cáo, đề xuất với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn việc bổ sung, thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phù hợp với điều kiện thực tế hay việc dừng, chấm dứt hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Việc thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải được cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chấp thuận;

+ Điều chỉnh kế hoạch hành động tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với tình hình thực tế, sau đó phải báo cáo với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong thời gian ngắn nhất trong trường hợp khẩn cấp, không thể liên lạc được với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.

Cứu nạn hàng không

Cứu nạn hàng không dân dụng (Hình từ Internet)

Việc tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng phải hiệp đồng với quốc gia lân cận ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 152 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Hiệp đồng với quốc gia lân cận trong việc tìm kiếm, cứu nạn
Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với HKDD các nước có ranh giới chung vùng tìm kiếm, cứu nạn theo văn bản thỏa thuận đã được ký kết về công tác phối hợp trợ giúp tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng bị tai nạn.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với hàng không dân dụng các nước có ranh giới chung vùng tìm kiếm, cứu nạn theo văn bản thỏa thuận đã được ký kết về công tác phối hợp trợ giúp tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng bị tai nạn.

Hiệp đồng với các dịch vụ khác trong công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 153 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Hiệp đồng với các dịch vụ khác trong công tác tìm kiếm, cứu nạn
Cơ sở SAR phải phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với:
1. Cơ sở cung cấp tìm kiếm cứu nạn khác, cơ sở ATS, cơ sở ANS khác, người khai thác tàu bay, các tổ chức, đơn vị HKDD khác.
2. Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Cơ quan điều tra tai nạn tàu bay.

Theo đó, cơ sở SAR hay còn gọi là cơ sở hiệp đồng hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ̣(căn cứ theo khoản 22 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT) phải phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với:

+ Cơ sở cung cấp tìm kiếm cứu nạn khác, cơ sở ATS, cơ sở ANS khác, người khai thác tàu bay, các tổ chức, đơn vị HKDD khác.

+ Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

+ Cơ quan điều tra tai nạn tàu bay.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

730 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào