Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh có được ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh có chức năng gì?
Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ năm 2016, Chi cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
Chi cục Hải quan có chức năng như sau:
- Trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.
Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh có được ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Theo Điều 2 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ năm 2016, Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể, một số nhiệm vụ của Chi cục Hải quan như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
5. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.
10. Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.
11. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.
...
Như vậy, thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh được lãnh đạo bởi ai?
Theo Điều 4 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về lãnh đạo Chi cục Hải quan như sau:
Lãnh đạo Chi cục Hải quan
1. Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan.
Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Như vậy, Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh được lãnh đạo bởi Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ là bao nhiêu?
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng có được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không?
- Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị đối với lĩnh vực công nghệ thông tin theo Quyết định 2552/QĐ-TCHQ năm 2024?
- Tải Phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33? Phiếu theo dõi trừ lùi được dùng trong trường hợp nào?
- Cá nhân thực hiện tập trung đất nông nghiệp được phép tự thỏa thuận với người sử dụng đất về các nội dung nào?