Chi cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo các nội dung cụ thể gì?
- Trong đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoạt động tạo môi trường nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được thực hiện thế nào?
- Kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được lấy từ các nguồn nào?
- Chi cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo các nội dung cụ thể gì?
Trong đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoạt động tạo môi trường nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Mục III Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 có nêu hoạt động tạo môi trường nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được thực hiện như sau:
- Hình thành trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp từ bộ phận hoặc trung tâm hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;
- Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu, tự động hóa,...;
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường để hình thành môi trường dịch vụ cung cấp, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo không gian chung cho học sinh, sinh viên của các trường trên cùng địa bàn, khu vực; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;
- Cung cấp dữ liệu, tài liệu, thông tin về các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp cho cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia;
- Tăng cường liên kết hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hiệp hội doanh nhân trẻ, cựu sinh viên để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;
- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt các vấn đề về đổi mới, sáng tạo đối với học sinh, sinh viên để học sinh, sinh viên có định hướng xây dựng dự án, ý tưởng khởi nghiệp;
- Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp.
Chi cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo các nội dung cụ thể gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được lấy từ các nguồn nào?
Các nguồn kinh phí để thực hiện đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được nêu tại Mục IV Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017, cụ thể gồm có:
(1) Nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp, Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo.
(3) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
Chi cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo các nội dung cụ thể gì?
Về nội dung chi cụ thể cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp thực hiện theo Điều 6 Thông tư 126/2018/TT-BTC như sau:
Nội dung và mức chi cho các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
1. Các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp để:
a) Tổ chức, vận hành, triển khai các hoạt động của trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; các câu lạc bộ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật;
b) Sửa chữa, cải tạo, mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để hình thành môi trường dịch vụ cung cấp, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo không gian chung cho học sinh, sinh viên của các trường trên cùng địa bàn, khu vực; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
Kinh phí để tổ chức các hoạt động nêu trên do các cơ sở giáo dục - đào tạo tự quyết định trong phạm vi nguồn tài chính của cơ sở giáo dục - đào tạo, được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục - đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và các quy định tại Đề án.
2. Chi xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo, các học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ để thống nhất về nội dung chuyên môn, cách thức triển khai thực hiện để bảo đảm thực hiện có hiệu quả; đồng thời lựa chọn và sàng lọc thông tin về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để cung cấp cho Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?