Chỉ ban hành một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền thì có đúng không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau liên quan đến nội dung về tai nạn lao động một số doanh nghiệp chỉ ban hành duy nhất một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền. Vậy hành vi này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Câu hỏi của A.T.R đến từ Rạch Giá.

Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, có thể thấy, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động (Hình từ Internet)

Chỉ ban hành một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền thì có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:

Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.

Theo đó, nghĩa vụ thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở phải được thành lập ngay sau khi biết tin xảy ra tai nạn lao động.

Đồng thời theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP cũng quy định rất rõ nội dung liên quan đến địa điểm, thời gian chi tiết xảy ra vụ tai nạn lao động.

Như vậy, có thể thấy, mỗi quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chỉ được áp dụng đối với một vụ tai nạn lao động cụ thể, không mang tính áp dụng chung.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền thì bị xử lý như thế nào?

Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được xem là căn cứ để doanh nghiệp tiến hành việc điều tra tai nạn lao động.

Do đó, trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền, thì quyết định đó chỉ được áp dụng đối với một vụ tai nạn được nêu trong quyết định thành lập.

Đối với các vụ tai nạn khác, doanh nghiệp có thể bị xem là không thực hiện điều tra tai nạn lao động theo đúng pháp luật vì không có quyết định thành lập Đội điều tra để làm căn cứ chứng minh hoạt động điều tra tương ứng với từng vụ tai nạn.

Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
....
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, với mỗi trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tóm lại, trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra nhiều vụ tai nạn thuộc thẩm quyền, thì quyết định đó chỉ được áp dụng đối với một vụ tai nạn được nêu trong quyết định thành lập.

Điều tra tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi có biên bản họp điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động thì sau bao nhiêu ngày họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động?
Pháp luật
Cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động được chủ trì bởi ai theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có phải là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Chi phí tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ do ai chi trả?
Pháp luật
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra không?
Pháp luật
Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi nhà máy xi măng xảy ra sự cố làm chết người?
Pháp luật
Đoàn Điều tra tai nạn lao động tại nhà máy xi măng có được phép tiết lộ thông tin trong khi Điều tra tai nạn không?
Pháp luật
Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động không có chữ ký của nạn nhân có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Mẫu quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương? Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gồm có những ai?
Pháp luật
Trường hợp vắng mặt một thành viên của Đoàn Điều tra tai nạn lao động thì đoàn có thể thực hiện nhiệm vụ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra tai nạn lao động
426 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào