Chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì? Câu hỏi của anh V.M.A đến từ Đồng Nai.

Có bao nhiêu loại thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật?

thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thực phẩm chức năng được quy định như sau:

23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2014/TT-BYT về thực phẩm chức năng thì:

Phạm vi điều chỉnh và áp dụng
1. Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Như vậy, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm 04 loại như sau:

- Thực phẩm bổ sung;

- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;

- Thực phẩm dinh dưỡng y học.

- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

Thực phẩm chức năng có thuộc đối tượng phải xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 5 Nghị định 123/2018/NĐ-CP về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, theo điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BYT thì thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế.

Như vậy, thực phẩm chức năng thuộc đối tượng phải xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo.

Chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt:

Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Lưu ý: theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, nếu doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, trong đó bao gồm các thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Thực phẩm chức năng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng khác gì với thực phẩm bổ sung? Việc ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định thế nào?
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn có thể đi tù chung thân? Người phạm tội này có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
Pháp luật
Có được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc không? Có những hình thức kê đơn thuốc nào theo quy định?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đảm bảo được điều kiện nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường có buộc phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm không?
Pháp luật
Đối tượng kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi là ai? Quy trình tiếp nhận biểu mẫu kê khai này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm chức năng
1,110 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm chức năng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm chức năng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào