Chế tài đối với hành vi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn là gì?
Thời hạn gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP của nhà đầu tư là khi nào?
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì thời hạn gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP của nhà đầu tư là:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Trong đó, nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
- Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.
Chế tài đối với hành vi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP:
Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án PPP không đầy đủ, không chính xác;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
c) Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP định kỳ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác liên quan đến dự án PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, chế tài đối với hành vi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn là:
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Chế tài đối với hành vi thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn là gì? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư dự án PPP phải kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án PPP và báo cáo những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP:
Theo đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án PPP và báo cáo các nội dung sau:
- Tiến độ thực hiện hợp đồng dự án theo các mốc thời gian;
- Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc;
- Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay);
- Doanh thu thực tế của dự án; giá trị phần doanh thu tăng mà doanh nghiệp dự án chia sẻ với nhà nước (nếu có); giá trị phần doanh thu giảm mà Nhà nước đã hoặc dự kiến thanh toán cho doanh nghiệp dự án (nếu có);
- Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
- Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Trong đó, dự án PPP được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
- Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?