Chế tài đối với hành vi lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác là gì?
- Báo cáo giám sát do chủ đầu tư dự án đầu tư công gồm những nội dung nào?
- Chế tài đối với hành vi lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác là gì?
- Tần suất cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện kiểm tra dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý là bao nhiêu?
Báo cáo giám sát do chủ đầu tư dự án đầu tư công gồm những nội dung nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư dự án đầu tư công tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo.
Báo cáo giám sát do chủ đầu tư dự án đầu tư công gồm những nội dung sau:
- Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
- Tình hình thực hiện dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
- Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;
- Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;
- Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
- Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Chế tài đối với hành vi lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Chế tài đối với hành vi lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác là gì? (Hình từ Internet)
Tần suất cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện kiểm tra dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 50 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công:
Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Như vậy, tần suất cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện kiểm tra dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý là ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng.
Đồng thời, thực hiện kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?