Chế tài đối với doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên trước khi thực hiện trả lương cho người lao động?
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo đối tượng nào trước khi trả lương cho người lao động?
- Chế tài đối với doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên trước khi trả lương cho người lao động?
- Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được đăng lên bao nhiêu số báo theo quy định?
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo đối tượng nào trước khi trả lương cho người lao động?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014 về giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp.
Lưu ý: các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014 được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo đối tượng nào trước khi trả lương cho người lao động? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên trước khi trả lương cho người lao động?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được đăng lên bao nhiêu số báo theo quy định?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Phá sản 2014 về thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
2. Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.
Như vậy, Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
Lưu ý: Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cuối năm? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?