Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng cho các đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn?

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng cho các đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Mức hưởng của chế độ phụ cấp này là bao nhiêu? Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được chi trả thế nào? Câu hỏi của chị Trang (Tp.HCM).

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng cho các đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn?

Theo Điều 2 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg quy định căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như sau:

(1) Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;

(2) Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng cho các đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn?

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng cho các đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? (Hình từ Internet)

Mức hưởng của chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg có quy định về mức hưởng của chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:

(1) Đối với người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi: Mức phụ cấp là 20%.

(2) Đối với người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng: Mức phụ cấp là 15%

* Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính như sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề

Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được chi trả thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg thì việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng;

- Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì thời gian sau đây sẽ không được tính hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề này:

- Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;

- Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng);

- Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);

- Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

- Bị đình chỉ công tác;

- Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trả lên.

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được bảo đảm thế nào?

Về nội dung này tại Điều 5 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg có nêu:

Nguồn kinh phí chi trả
1. Kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định tại Điều 3 Quyết định này do ngân sách nhà nước bảo đảm trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn:
a) Kinh phí thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn quy định tại Điều 4 Quyết định này được bố trí trong dự toán kinh phí xây dựng, phổ biến tác phẩm, chương trình, vở diễn hằng năm của đơn vị và từ nguồn thu biểu diễn theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn do Nhà nước chi trả.
3. Đối với các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn, sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.

Theo đó thì kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đối với các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn, sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.

Phụ cấp ưu đãi
Nghệ thuật biểu diễn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ cấp ưu đãi nghề của bác sĩ tâm thần là bao nhiêu?
Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi nghề đặc thù, phụ cấp khu vực của công chức, viên chức y tế trong thời gian nghỉ thai sản có được tính không?
Pháp luật
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề không được tính cho phó hiệu trưởng có thời gian đi học chính trị từ bao nhiêu tháng trở lên?
Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám, kiểm tra bệnh nhân tâm thần và động kinh là bao nhiêu?
Pháp luật
Công chức, viên chức y tế trực tiếp khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS, lao thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Pháp luật
Viên chức y tế đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế, phụ cấp khu vực hay không?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên khi nhà giáo không còn trực tiếp giảng dạy không?
Pháp luật
Có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi làm công tác y tế theo hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp không phải là viên chức không?
Pháp luật
Kiểm soát viên chính đê điều có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian nghỉ thai sản không?
Pháp luật
Viên chức làm nghề khảo sát tại Liên đoàn khảo sát Khí tượng Thủy văn được hưởng phụ cấp ưu đãi bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp ưu đãi
1,942 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp ưu đãi Nghệ thuật biểu diễn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp ưu đãi Xem toàn bộ văn bản về Nghệ thuật biểu diễn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào