Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có được dùng để tính đóng bảo hiểm y tế không?
- Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được làm những việc gì?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 138/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên quy định như sau:
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (kể cả Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên các cấp được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Kiểm sát theo quy định sau đây:
1. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Điều tra viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và Điều tra viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo quy định Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có được dùng để tính đóng bảo hiểm y tế không?
Theo điểm c khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định như sau:
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí đảm bảo chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên các cấp ngành Kiểm sát được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Cách chi trả
a) Phụ cấp trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên thuộc biên chế trả lương của Viện kiểm sát nhân dân cấp nào thì do Viện kiểm sát nhân dân cấp đó chi trả.
b) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
c) Phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Quản lý, quyết toán kinh phí
Việc quản lý, cấp phát, hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên các cấp ngành Kiểm sát nhân dân theo chế độ quản lý tài chính hiện hành và được hạch toán vào mục 102, tiểu mục 08 theo chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước.
Như vậy, phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được dùng để tính đóng bảo hiểm y tế.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được làm những việc gì?
Theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Theo đó, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được làm những việc sau đây:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?