Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn vào ban đêm được quy định thế nào?
- Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn vào ban đêm được quy định thế nào?
- Người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn được hưởng các chính sách chế độ về ốm đau, tai nạn và chết trong trường hợp nào?
- Người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn không có bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, tai nạn và chết sẽ được giải quyết thế nào?
Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn vào ban đêm được quy định thế nào?
Vấn đề này tại Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, có nêu như sau:
Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:
a) Được trợ cấp ngày công lao động từng ngành nghề theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp ngày công thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, đối với lao động có liên quan trực tiếp đến chất phóng xạ, tác nhân sinh học, hóa chất độc hại mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi; làm nhiệm vụ trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì được bồi dưỡng tại chỗ theo quy định của pháp luật;
b) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, dự bị động viên được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Về việc điều động vào ban đêm hay ngày thì pháp luật không có quy định cụ thể, do đó chế độ cho người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sẽ thực hiện theo quy định nêu trên.
Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn vào ban đêm được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn được hưởng các chính sách chế độ về ốm đau, tai nạn và chết trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 30/2017/NĐ-CP có quy định người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau, tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú):
- Bị ốm đau, tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ khi có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn không có bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, tai nạn và chết sẽ được giải quyết thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 30/2017/NĐ-CP có hướng dẫn giải quyết chế độ cho người được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp này như sau:
- Bị ốm đau: Người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm y tế;
- Bị tai nạn:
+ Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
+ Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp người chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;
- Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?