Chế độ cho giáo viên đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài gồm những yêu cầu và điều kiện gì? Nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Yêu cầu chung về bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước là gì?
- Điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài của giáo viên được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của giáo viên khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài là gì?
- Nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên ở nước ngoài được quy định như thế nào?
*CBCC: Cán bộ công chức
Yêu cầu chung về bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về những yêu cầu như sau:
Điều 31. Yêu cầu
1. Quốc gia được chọn để cử cán bộ, công chức, viên chức đến học tập phải đáp ứng những yêu cầu sau:
a) Có nền hành chính hiện đại, có kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực cần học tập, nghiên cứu và có thể áp dụng ở Việt Nam;
b) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có các điều kiện học tập, nghiên cứu, phương pháp giảng dạy đáp ứng được mục đích, nội dung, chương trình của khóa bồi dưỡng.
2. Việc tổ chức bồi dưỡng ở nước ngoài phải bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng và hiệu quả.
3. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với nhu cầu của cơ quan, đơn vị.
Chế độ cho giáo viên đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài gồm những yêu cầu và điều kiện gì?
Điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài của giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài của giáo viên như sau:
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
- Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.
- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Trách nhiệm của giáo viên khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài là gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài như sau:
- Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn:
+ Phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đoàn trong thời gian học tập ở nước ngoài;
+ Thay mặt đoàn giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (nếu cần);
+ Theo dõi việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch học tập, nghiên cứu của đoàn;
+ Quản lý học viên của đoàn;
+ Ký, gửi báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả học tập của đoàn sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc đến cơ quan có thẩm quyền.
- Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài:
+ Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;
+ Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;
+ Báo cáo kết quả học tập theo quy định.
Nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BTC quy định về nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức ở nước ngoài như sau:
- Chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức ở nước ngoài:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị quản lý CBCC, viên chức và được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
+ Chi phí dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, phí triển khai nhiệm vụ nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc (nếu có) phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
+ Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu;
+ Chi phí mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nước ngoài;
+ Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; chi phí phải trả cho tổ chức trong nước hoặc văn phòng đại diện trong nước của các tổ chức đào tạo nước ngoài thực hiện đưa cán bộ tham dự các khóa học (nếu có);
+ Chi phí ăn, tiêu vặt, ở, đi lại, lệ phí sân bay và những khoản thanh toán chung cho cả đoàn theo chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí;
+ Chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, thị thực (visa)).
- Chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
Căn cứ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định việc phân bổ kinh phí cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành, của địa phương để chi cho các nội dung: chi khảo sát, điều tra, xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và các chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến chế độ cho giáo viên đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?