Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật dành cho người lao động được quy định như thế nào? Những đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật?

Liên quan đến việc bồi dưỡng bằng hiện vật, nếu tiếng ồn không đạt thì cần bồi dưỡng không khi công việc không nằm trong danh mục nặng nhọc độc hại? Những đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật? Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?

Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện dành cho người lao động là gì?

Liên quan đến vấn đề này, theo Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nêu rõ:

"Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động)."

Theo đó, để được bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện nêu trên, có nghĩa là phải:

(1) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(2) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào?

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động hiện hành: Tải về

Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào?

Theo quy định đã dẫn chiếu thì chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chỉ bắt buộc khi đáp ứng 02 điều kiện được nêu.

Trường hợp không làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH có nêu:

"Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:
a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;
b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này."

Theo đó, nếu làm công việc bình thường nhưng môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm thì đơn vị xem xét, quyết định về việc bồi dưỡng.

Vấn đề này không bắt buộc mà tùy thuộc vào chính sách phúc lợi của công ty.

Những đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH về những đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

"Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:
a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động."

Như vậy, có các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật nêu trên.

Bồi dưỡng bằng hiện vật
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động bắt nhân viên phải mua mỗi một món hàng của công ty hàng tháng khi nhận tiền lương có được không?
Pháp luật
Người lao động có thể tự ý đình công mà không cần có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động được không?
Pháp luật
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định tạm hoãn đình công trong trường hợp nào? Thời hạn ra quyết định hoãn đình công là bao lâu?
Pháp luật
Người lao động có quốc tịch nước ngoài thì cần đáp ứng những điều kiện gì được làm việc tại Việt Nam?
Pháp luật
Trong thời gian đình công thì người lao động có được trả lương hay không? Người lao động sẽ bị phạt bao nhiêu tiền nếu có hành vi bạo lực trong khi đình công?
Pháp luật
Tiền lương ngừng việc là gì? Trường hợp nào người lao động ngừng việc mà vẫn được trả lương theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp bán tài sản của doanh nghiệp thì có cho người lao động thôi việc được không theo quy định?
Pháp luật
Người lao động được thưởng khi đi làm vào ngày 30/4 1/5 2024 thì khoản tiền này có phải đóng thuế TNCN không?
Pháp luật
Người lao động làm việc theo hình thức lương khoán thì có được tính làm thêm giờ hay không theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng bằng hiện vật
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
26,624 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng bằng hiện vật Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào