Chạy KPI là gì? Người lao động không đạt KPI thì có được công ty thưởng lương tháng 13 hay không?
Chạy KPI là gì?
KPI là chữ cái viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator.
KPI được hiểu là một chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả và năng lực làm việc của các bộ phận, phòng ban trong công ty, cũng như người lao động.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 lại không có định nghĩa cụ thể về khái niệm này.
Trên thực tế có thể hiểu một cách đơn giản rằng chạy KPI là việc một nhân viên, người lao động được giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể và người đó phải cố gắng nỗ lực để hoàn thành các hạng mục công việc để đáp ứng mức KPI mà cấp trên đặt ra.
Dựa trên chỉ số KPI thực tế, các công ty, doanh nghiệp sẽ có phương pháp đánh giá hiệu quả, năng suất làm việc của nhân viên, người lao động trong đơn vị mình.
Ngoài ra, KPI còn giúp cho người lao động hiểu được mức độ hoành thành công việc, tạo động lực để họ làm việc và phấn đấu thực hiện mục tiêu nhất định.
Chạy KPI là gì? (Hình từ Internet)
Người lao động không đạt KPI thì có được công ty thưởng lương tháng 13 hay không?
Lương tháng 13 được hiểu là một khoản tiền thưởng mà các công ty, doanh nghiệp chi trả thêm cho người lao động vào mỗi dịp Tết.
Thông thường, khoản tiền này sẽ được chi trả cùng với thời điểm trả lương của tháng 12.
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Pháp luật không có quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng lương tháng 13 cho người lao động.
Tuy nhiên, tùy vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà công ty có thể xem xét thưởng lương tháng 13 cho người lao động.
Trường hợp người lao động không đạt KPI nhưng công ty có thể xem xét đến các yếu tố khác như mức độ hoàn thành, thái độ, ý thức làm việc,... để xem xét thưởng cho người lao động. Việc thưởng lương tháng 13 này sẽ do doanh nghiệp quyết định.
Tóm lại, người lao động không đạt KPI được thưởng lương tháng 13 hay không còn phụ thuộc vào quy chế của từng công ty.
Tiền thưởng lương tháng 13 của người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
...
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
4. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
...
Theo quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, tiền thưởng lương tháng 13 của người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?