Cháy chung cư trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người làm cháy chung cư là bao lâu? Cháy chung cư trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư phải đảm bảo các yêu cầu nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Long Thành.

Hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Yêu cầu khi thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư căn cứ tại Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định như sau:

- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.

- Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Phát hiện cháy nhanh;

+ Chuyển tín hiệu rõ ràng;

+ Đảm bảo độ tin cậy.

- Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.

- Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.

- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài.

- Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng. Các đầu phun được lắp ở hành lang, phòng đệm, buồng thang ở các tầng hoặc tối thiểu phải có ở các phòng như:phòng công cộng, phòng có diện tích lớn, các phòng có nguy hiểm cháy.

- Chất dùng để chữa cháy phải phù hợp với loại đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng đó. Loại đám cháy được xác định theo điều 2.l, 2.2 cửa TCVN 5760:1993.

- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong phải tuân theo TCVN 5760:1993.

- Trường hợp hệ thống chữa cháy bên trong là hệ thống chữa cháy vách tường phải bảo đảm số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.

- Yêu cầu kĩ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong và ngoài nhà được áp dụng theo TCVN 2622:1995.

Cháy chung cư

Cháy chung cư (Hình từ Internet)

Cháy chung cư trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cháy chung cư được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bên cạnh đó, để xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ cháy chung cư thì phải xác định được nguyên nhân gây ra vụ cháy, những người liên quan và có lỗi sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiết hại cho vụ cháy chung cư theo quy định của pháp luật.

>> Lưu ý: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, bồi thường thiệt hại phải đảm bảo các nguyên tắc theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người làm cháy chung cư là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người làm cháy chung cư theo Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người làm cháy chung cư là 03 năm.

Hệ thống báo cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được vận hành từ nguồn điện chính thì phải đáp ứng yêu cầu nào?
Pháp luật
Mỗi đầu báo cháy khí cacbon monoxit dùng pin điện hóa trong hệ thống báo cháy phải được trang bị một đèn tín hiệu màu gì?
Pháp luật
Cháy chung cư trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Hệ thống báo cháy là gì? Hệ thống báo cháy hoạt động theo sơ đồ mạng lưới phải đáp ứng những quy định chung gì?
Pháp luật
Hộp nút ấn báo cháy là gì? Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin nào?
Pháp luật
Đầu báo cháy lửa kiểu điểm được trang bị một thiết bị chỉ thị như thế nào? Điều chỉnh độ nhạy của đầu báo cháy lửa kiểu điểm tại hiện trường như thế nào?
Pháp luật
Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến khói và cảm biến nhiệt được bảo vệ chống sự xâm nhập của các vật lạ như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu thiết kế đối với hệ thống âm thanh dùng cho các tình huống khẩn cấp là gì? Việc lắp đặt hệ thống này được quy định thế nào?
Pháp luật
Microphone khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có tính ưu tiên như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống báo cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,683 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống báo cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống báo cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào