Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua thì có thể giết chết một người bình thường?
Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua là có thể giết chết một người bình thường?
>>> Xem thêm: Kali xyanua mua ở đâu?
>>> Xem thêm: Thực phẩm được tẩm chất độc xyanua thì có nhận biết được hay không?
>> Xem thêm: Cách nhận biết ngộ độc xyanua thông qua một số triệu chứng lâm sàng?
Xyanua là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon C liên kết với một nguyên tử nito N.
Nó được tìm thấy trong các chất được hình thành từ hai hay nhiều hóa chất, trong đó,natri xyanua với kali xyanua là 2 hợp chất xyanua đơn giản.
Đây đều là những hợp chất hiện hữu trong môi trường hiện nay vẫn là kết quả tất yếu của những hoạt động công nghiệp.
Và trong Mở đầu của Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định như sau:
MỞ ĐẦU
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.
Quy trình bao gồm các nội dung sau:
- Tính chất lý, hoá học và độc tính của axit xyanhydric và xyanua.
- Các phương pháp kiểm nghiệm axit xyanhydric và xyanua.
- Nguồn gốc sự tồn đọng xyanua gây ô nhiễm môi trường trong khai thác vàng.
- Các phương pháp tiêu huỷ xyanua
- Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sinh xyanua để sử dụng lại.
Theo đó, axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người.
Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
Giết người bằng chất xyanua (Hình từ Internet)
Giết người bằng chất xyanua có thể phải đối mặt với mức án tử hình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, giết người bằng chất xyanua có thể phải đối mặt với mức án tử hình nếu thuộc các trường hợp ở khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tội giết người bằng chất xyanua được phân loại tội phạm có mức độ nghiêm trọng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó việc phân loại tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định.
Nên tội giết người bằng chất xyanua được phân loại tội phạm có mức độ nghiêm trọng như thế nào còn phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt cụ thể để xác định.
Ví dụ: Nếu phạm tội giết người bằng chất xyanua mà người bị giết thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật này thì được phân vào nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn người bị giết thuộc các trường hợp còn lại thì xếp vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?