Chặt phá rừng trái pháp luật nhưng không xác định được đối tượng vi phạm thì phải làm gì theo quy định?
Có được phép chặt phá rừng để xây dựng khu nghỉ dưỡng cá nhân không vì mục đích lợi nhuận không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
Đồng thời tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Theo đó, việc chuyển đất rừng để xây dựng khu nghỉ dưỡng cá nhân được hiểu là chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, do đó việc chặt rừng để xây khu nghỉ dưỡng được xem là đúng luật khi đáp ứng các điều kiện kể trên.
Như vậy, việc chặt rừng để xây dựng khu nghỉ dưỡng cá nhân nếu khống đáp ứng các điều kiện kể trên thì bị xem là trái luật, bất kể là vì mục đích thương mại hay không.
Chặt phá rừng trái pháp luật nhưng không xác định được đối tượng vi phạm thì phải làm gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Chặt phá rừng trái pháp luật nhưng không xác định được đối tượng vi phạm thì phải làm gì?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm đ khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP vể chặt phá rừng trái pháp luật như sau:
Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
…
15. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, đối với trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với hành vi chặt phá rừng trái pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) và khoản 4 Điều 4 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) và Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, điểm đ khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, điểm đ khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) nhưng không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì thực hiện khắc phục hậu quả bằng biện pháp lâm sinh tại điểm a hoặc điểm d khoản 1 Điều 45 Luật Lâm nghiệp 2017 để khôi phục rừng.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
Rừng là gì? Ai được quyền sở hữu rừng?
Rừng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 thì việc sở hữu rừng được quy định như sau:
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
+ Rừng tự nhiên;
+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?