Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào? Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm những tài liệu nào?
Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào?
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện. Đây là hiểm họa đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào.
Từ những chất ma túy phổ biến ban đầu như heroine, cần sa… ngày nay, những chất ma túy tổng hợp xuất hiện ngày càng nhiều và gây ra tác hại to lớn đối với sức khỏe, tinh thần, thể chất và cuộc sống của người sử dụng chúng.
Ma túy có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý của con người.
Ma túy có nhiều loại như ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
Theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định hiện có 557 chất ma túy và 66 tiền chất dùng để sản xuất ma túy, chia làm 4 nhóm sau:
Nhóm các chất ma túy an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, Các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
Nhóm các chất ma túy gây kích thích: Methamphetamin, ecstacy, amphetamin.
Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó: thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa lysergide (LSD)
Các chất ma túy có thuộc tính gây nghiện: Các loại thuốc tân dược có thành phần là chất gây nghiện: thuốc giảm đau, thuốc an thần, một số loại thuốc ho, thuốc cảm cúm,…
Ma túy tồn tại ở những dạng nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm soát hoạt động nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
...
2. Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu. Nội dung văn bản đề nghị nêu rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu; danh sách, vai trò của những người tham gia nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cung cấp chất ma túy, tiền chất và tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển từ địa điểm cung cấp đến địa điểm bảo quản, nghiên cứu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan nghiên cứu;
c) Bản sao Kế hoạch nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện bảo quản chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp xử lý tồn dư chất ma túy, tiền chất trong quá trình nghiên cứu.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu.
- Nội dung văn bản đề nghị nêu rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu;
- Danh sách, vai trò của những người tham gia nghiên cứu; .
- Mục đích nghiên cứu;
- Tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cung cấp chất ma túy, tiền chất và tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu;
- Thời gian nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển từ địa điểm cung cấp đến địa điểm bảo quản, nghiên cứu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan nghiên cứu;
- Bản sao Kế hoạch nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của chất đề nghị cho phép nghiên cứu;
Kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện bảo quản chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp xử lý tồn dư chất ma túy, tiền chất trong quá trình nghiên cứu.
Nội dung văn bản cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm những thông tin gì?
Nội dung văn bản cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Văn bản cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất phải ghi rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu; tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất được nghiên cứu.
Đồng thời văn bản này phải ghi rõ thời gian được phép nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển (trường hợp cần vận chuyển chất ma túy từ kho lưu trữ, bảo quản đến nơi tổ chức hoạt động nghiên cứu).
Văn bản cho phép được gửi cho cơ quan nghiên cứu, Công an tỉnh, thành phố nơi cơ quan nghiên cứu tiến hành bảo quản, nghiên cứu chất ma túy được cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?