Chất lượng mẫu bệnh virus hại lúa phải đảm bảo những yêu cầu nào? Việc thu thập mẫu được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Chất lượng mẫu bệnh virus hại lúa phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Chất lượng mẫu bệnh virus hại lúa phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại tiết 2.1.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
* Cây lúa bị bệnh
- Mẫu phải đảm bảo còn tươi, không héo úa, dập nát.
- Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định tại mục 2.1.3.2.
* Vector truyền bệnh vi rút
- Mẫu rầy sống.
- Mẫu rầy chết phải đảm bảo từng cá thể còn nguyên vẹn không dập nát, thối rữa.
- Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định tại mục 2.1.3.2.
Mẫu bệnh virus hại lúa (Hình từ Internet)
Việc thu thập mẫu bệnh virus hại lúa được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Việc thu thập mẫu bệnh virus hại lúa được thực hiện thông qua những phương pháp được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
* Đối với cây ký chủ (bệnh vi rút hại lúa)
- Chọn lựa cây lúa có triệu chứng điển hình với từng loại bệnh vi rút hại lúa, thu thập toàn bộ số cây lúa (cả phần rễ) bị bệnh/1 điểm lấy mẫu.
- Mẫu được rửa sạch phần đất ở rễ, chụp ảnh, cho vào túi nilon giữ ẩm (không buộc kín miếng túi) và ghi ký hiệu mẫu.
- Túi mẫu được bảo quản trong thùng đá để đảm bảo mẫu còn tươi trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng phân tích, giám định.
- Trường hợp mẫu bệnh không được chuyển đến phòng phân tích, giám định ngay; mẫu được rửa sạch, dùng giấy ẩm quấn phần rễ, bảo quản mẫu trong túi giữ ẩm và được giữ ở nơi thoáng mát (hoặc ngăn mát tủ lạnh ở 40C). Hoặc mẫu có thể giữ lại phần đất ở rễ để đảm bảo mẫu bệnh được tươi
* Đối với vector truyền bệnh (mẫu rầy)
Thu thập từ ruộng lúa hay từ các bẫy đèn (trong thời gian sinh trưởng của cây lúa và cao điểm rầy hàng tháng) thu thập khoảng 20 – 100 con/bẫy hoặc địa điểm lấy mẫu, phân loại riêng biệt từng loài ghi ký hiệu mẫu.
- Đối với rầy thu thập từ bẫy đèn: rầy được cho ống tuýp nhựa chuyên dùng cho thu mẫu côn trùng khô, nếu chưa gửi về phòng phân tích ngay thì phải bảo quản mẫu trong cồn 700 và để nơi thoáng mát điều kiện mát ở 40C.
- Đối với rầy thu thập từ ngoài đồng: cho rầy vào một hộp nhựa nuôi côn trùng trong hộp đặt một ít cây lúa (hoặc mạ) tươi để rầy bám, rồi chuyển mẫu rầy về phòng phân tích. Trường hợp mẫu rầy chưa được phân tích ngay, có thể bảo quản mẫu rầy trong cồn 700 và để nơi thoáng mát ở 40C trong thời gian không quá 1 tuần sau khi thu thập mẫu ngoài đồng.
- Lưu ý: Một số điều cần tránh đối với việc bảo quản mẫu rầy sau khi thu thập: không giữ mẫu ở nhiệt độ phòng, không để mẫu bị ẩm mốc sẽ làm hỏng mẫu rầy.
Thiết bị và dụng cụ điều tra lấy mẫu bệnh virus hại lúa gồm những gì?
Thiết bị và dụng cụ điều tra lấy mẫu bệnh virus hại lúa được quy định tại tiết 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
...
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
- Khay, khung điều tra.
- Bẫy đèn Compact 40 W, đèn Neon 60 cm.
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, ống hút rầy, thùng đá.
- Dao, kéo, panh, bút lông dụng cụ đào đất.
- Tuýp nhựa loại 25 và 50 ml có chứa sẵn silicagen tự chỉ thị, Cồn 700 .
- Hộp nhựa nuôi côn trùng được đục thủng nắp hoặc châm kim xung quanh.
- Máy ảnh, sổ ghi chép, bút chì, bút mực, giấy ghi nhãn.
- Tài liệu tham khảo về bệnh vi rút hại lúa (nếu có)
- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.
2.1.3. Yêu cầu khác
2.1.3.1. Yêu cầu về cán bộ điều tra
- Cán bộ điều tra phải có kiến thức cơ bản về bệnh do vi rút gây ra như các loại hình triệu chứng cơ bản của bệnh vi rút, đặc biệt là triệu chứng của những bệnh vi rút hại lúa đã được phát hiện và công bố.
- Đối với những bệnh mới được phát hiện, cán bộ điều tra phải được đào tạo, tập huấn về cách nhận biết các loại hình triệu chứng.
- Cán bộ điều tra phải nắm được phương thức lan truyền của bệnh, đặc điểm hình thái, tập tính của vector truyền bệnh.
...
Theo đó, thiết bị và dụng cụ điều tra lấy mẫu bệnh virus hại lúa gồm:
- Khay, khung điều tra.
- Bẫy đèn Compact 40 W, đèn Neon 60 cm.
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, ống hút rầy, thùng đá.
- Dao, kéo, panh, bút lông dụng cụ đào đất.
- Tuýp nhựa loại 25 và 50 ml có chứa sẵn silicagen tự chỉ thị, Cồn 700 .
- Hộp nhựa nuôi côn trùng được đục thủng nắp hoặc châm kim xung quanh.
- Máy ảnh, sổ ghi chép, bút chì, bút mực, giấy ghi nhãn.
- Tài liệu tham khảo về bệnh vi rút hại lúa (nếu có)
- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?