Chất lượng của dứa quả tươi hạng II cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào? Sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng II được quy định ra sao?
Chất lượng của dứa quả tươi hạng II cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?
Căn cứ tiết 2.2.3 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định như sau:
Yêu cầu về chất lượng
2.1. Yêu cầu tối thiểu
Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, dứa quả tươi phải:
- nguyên vẹn, có hoặc không có chồi ngọn;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường;
- hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- tươi, kể cả chồi ngọn, cũng không được có lá héo hoặc khô;
- không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- không bị thâm nâu phía trong ruột;
- không có các vết dập rõ rệt.
Nếu còn cuống quả thì cuống không được dài quá 2,0 cm và vết cắt phải theo chiều ngang, phẳng và sạch. Quả phải ở độ chín sinh lý, nghĩa là không có dấu hiệu chưa chín (mờ đục, không mùi, thịt quả quá xốp1)) hoặc quá chín (thịt quả lên men hoặc bị nẫu).
...
2.2.3. Hạng II
Dứa quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép dứa quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng và hình thức của sản phẩm:
- khuyết tật về hình dạng;
- khuyết tật về màu sắc, kể cả vết rám nắng;
- khuyết tật trên vỏ quả (như phồng rộp, sẹo, trầy xước, thâm nâu và dị tật) không được vượt quá 8 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
Nếu có chồi ngọn, thì chỉ có một chồi hoặc hai chồi thẳng hoặc hơi cong nhưng không có chồi phụ.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chất lượng của dứa quả tươi hạng II không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Nguyên vẹn, có hoặc không có chồi ngọn;
- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- Sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường;
- Hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- Hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- Không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- Không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- Tươi, kể cả chồi ngọn, cũng không được có lá héo hoặc khô;
- Không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- Không bị thâm nâu phía trong ruột;
- Không có các vết dập rõ rệt.
- Nếu còn cuống quả thì cuống không được dài quá 2cm và vết cắt phải theo chiều ngang, phẳng và sạch. Quả phải ở độ chín sinh lý, nghĩa là không có dấu hiệu chưa chín (mờ đục, không mùi, thịt quả quá xốp) hoặc quá chín (thịt quả lên men hoặc bị nẫu).
- Có thể cho phép dứa quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng và hình thức của sản phẩm:
+ Khuyết tật về hình dạng;
+ Khuyết tật về màu sắc, kể cả vết rám nắng;
+ Khuyết tật trên vỏ quả (như phồng rộp, sẹo, trầy xước, thâm nâu và dị tật) không được vượt quá 8% tổng diện tích bề mặt quả.
- Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
- Nếu có chồi ngọn, thì chỉ có một chồi hoặc hai chồi thẳng hoặc hơi cong nhưng không có chồi phụ.
Dứa quả tươi hạng II (Hình từ Internet)
Sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng II được quy định ra sao?
Theo tiết 4.1.3 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định như sau:
Yêu cầu về sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi lô kiểm tra đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1. Sai số cho phép về chất lượng
...
4.1.3. Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
Theo đó, sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng II cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
Dứa quả tươi hạng II trong mỗi bao gói có cần phải cùng xuất xứ và giống không?
Theo quy định tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
5.1. Độ đồng đều
Lượng dứa quả tươi chứa trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, xuất xứ, giống và/hoặc loại thương phẩm. Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc và độ chín phải đồng đều. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
...
Như vậy, lượng dứa quả tươi hạng II chứa trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, xuất xứ, giống và/hoặc loại thương phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?