Chất lây nhiễm là gì? Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng không có khối lượng như thế nào?

Tôi có câu hỏi là Chất lây nhiễm là gì? Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng không có khối lượng như thế nào? Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Chất lây nhiễm là gì?

Chất lây nhiễm được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-BYT thì chất lây nhiễm là chất có chứa hoặc có khả năng chứa vi sinh vật (bao gồm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm) và prion gây bệnh truyền nhiễm cho người bao gồm loại A và loại B.

Mẫu bệnh phẩm

Chất lây nhiễm là gì? (Hình từ Internet)

Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng không có khối lượng như thế nào?

Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng không có khối lượng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:

Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
1. Đơn vị thu thập mẫu bệnh phẩm phải thông báo cho phòng xét nghiệm, nơi nhận về loại mẫu bệnh phẩm; ngày gửi; phương tiện vận chuyển và thời gian dự kiến mẫu sẽ tới đơn vị nhận.
2. Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong suốt quá trình vận chuyển tới cơ sở xét nghiệm.
3. Kích thước, khối lượng, thể tích đóng gói mẫu bệnh phẩm khi vận chuyển bằng đường hàng không:
a) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại A: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 50 ml cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 lít cho máy bay chở hàng. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 50 g cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 kg cho máy bay chở hàng;
b) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại B: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 01 lít, tổng các kiện mẫu bệnh phẩm sau khi đóng gói không quá 04 lít. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 04 kg/kiện.
4. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm bằng đường biển, đường bộ, đường sắt: Mỗi kiện đóng gói bên ngoài có kích thước tối thiểu mỗi mặt là 100 mm x 100 mm, không giới hạn kích thước tối đa.
5. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có để ngăn ngừa sự lây lan tác nhân lây nhiễm cho con người và môi trường.

Như vậy, theo quy định trên thì mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng có khối lượng như sau:

- Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 01 lít, tổng các kiện mẫu bệnh phẩm sau khi đóng gói không quá 04 lít.

- Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 04 kg/kiện.

Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B mà gặp sự cố tràn đổ thì phải liên hệ với ai để được hướng dẫn?

Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B mà gặp sự cố tràn đổ thì phải liên hệ với ai để được hướng dẫn, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:

Xử lý sự cố khi bị tràn đổ mẫu bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển
1. Việc xử lý sự cố tràn đổ phải được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố tràn đổ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm liên hệ với đơn vị nhận hoặc gửi mẫu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
3. Trường hợp bị phơi nhiễm trực tiếp với vật liệu lây nhiễm, nơi bị phơi nhiễm phải được rửa sạch với xà phòng và nước hoặc với một chất khử trùng và người bị phơi nhiễm được đưa đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị.
4. Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người thực hiện phải báo cáo sự việc cho đơn vị gửi mẫu. Đối với chất lây nhiễm loại A đồng thời phải báo cáo ngay về Sở Y tế tại khu vực xảy ra sự cố.

Như vậy, theo quy định trên thì khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại B mà gặp sự cố tràn đổ thì phải liên hệ với đơn vị nhận hoặc gửi mẫu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.

Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm?

Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:

Trách nhiệm thi hành
1. Cục Y tế dự phòng làm đầu mối tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc nghiên cứu, sử dụng, lưu giữ mẫu bệnh phẩm của các tổ chức, cá nhân.
3. Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế thực hiện kiểm tra, thanh tra trên phạm vi toàn quốc các hoạt động vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế thực hiện kiểm tra, thanh tra trên phạm vi toàn quốc các hoạt động vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đúng không? Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai?
Pháp luật
Dịch bệnh ở Congo là bệnh gì? Triệu chứng của dịch bệnh lạ ở Congo như thế nào? Thông tin về dịch bệnh ở Congo?
Pháp luật
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
1,458 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào